hoạch hoạt động, và tiến hành hoạt động. Hơn nữa, ông phải hoàn thành
công việc trên gần như cùng một lúc. Đó là nhiệm vụ quá nặng nề.
Vấn đề đầu tiên trong chương trình nghị sự là nhân sự. Weisshart chuyển
sang giữ chức phó chỉ huy SOG vào lúc Russell đến Sài Gòn tháng 1-1964.
Ông là một nhân viên CIA cao cấp trong số ít các chuyên gia chiến tranh
tâm lý của cơ quan này. Russell yêu cầu Weisshart chờ đón một nhóm lớn
các chuyên gia tâm lý chiến của quân đội. Mọi thứ xem ra đầy hứa hẹn. Sếp
của SOG nói như vậy vì Trung tâm chiến tranh đặc biệt ở Fort Bragg có
một bộ phận chuyên về hoạt động chiến tranh tâm lý và do vậy các sĩ quan
được cử đến SOG sẽ nắm được công việc. Ít nhất họ đã được nghe giảng và
huấn luyện các phương pháp tâm lý chiến tại Bragg. Ông hy vọng thậm chí
một số đã thực sự trải qua công việc trên chiến trường. Khi đoàn sĩ quan
đến, Russell nhận được thứ khác hẳn. Weisshart nhớ lại là họ phần lớn là
các đại uý trẻ không có kinh nghiệm hoạt động chống lại địa bàn bị từ chối.
Hy vọng của Russell thế là bị sụp đổ.
Tuy nhiên, việc thiếu kinh nghiệm chỉ là một phần của vấn đề. Trong khi
những sĩ quan trẻ đã trải qua khoá học về hoạt động tâm lý chiến tại Fort
Bragg, Russell phát hiện ra nội dung khóa học hầu như không đụng chạm
tới dạng hoạt động cụ thể mà Weisshart muốn triển khai và mở rộng chống
lại Hà Nội. John Harrell, một trong số đại uý đó. Trước khi đến SOG,
Harrell đã công tác ba năm rưỡi ở Trung tâm Chiến tranh đặc biệt tại Fort
Bragg. Harrell theo học khoá huấn luyện sĩ quan hoạt động tâm lý chiến và
các khoá học khác liên quan đến các khía cạnh khác nhau của tuyên truyền.
Harell cũng đã được cử đến nhiều đơn vị chuyên về nhiệm vụ tâm lý chiến.
Mặc dầu vậy Harrell không được chuẩn bị cho dạng hoạt động mà ông tham
gia trong nhiệm kỳ ở SOG. Trên thực tế, Harrell "không biết rằng đó là
nhiệm vụ tâm lý chiến cho đến khi đến Sài Gòn tháng 1-1964".(
Đó lại là vấn đề nhân sự mà Russell đang gặp phải ở SOG. Sự chuyên môn
hoá mà ông yêu cầu cho hoạt động chiến tranh tâm lý không tồn tại trong