sống ở làng quê của họ. Chúng tôi thu thập tin tức đồng thời cho họ biết
thông tin về chính phủ Hà Nội, v.v... Chúng tôi cho họ thức ăn có lượng
calo cao. Đồng thời chúng tôi dành nhiều thời gian nói về nhược điểm của
chủ nghĩa cộng sản và họ cho chúng tôi biết về sự tham nhũng và thiếu
thành thật của cán bộ miền Bắc. Trên cơ sở đó, chúng tôi làm chương trình
phát thanh về những trường hợp cụ thể để tạo ra sự lủng củng từ bên trong
nội bộ của miền Bắc".(
)
Vào những ngày cuối cùng trước khi rời đảo, họ được thông báo về các chi
bộ SSPL đang hoạt động ở nơi họ cư trú và cách bí mật để liên hệ với các
chi bộ này. Dĩ nhiên, điều này là để cho lực lượng an ninh miền Bắc tìm
hiểu vì chắc chắn họ sẽ thẩm vấn số người trở về. Cuối cùng, họ được tặng
một món quà để mang về gồm xà phòng, vải vóc và các thứ khác đang khan
hiếm ở miền Bắc. Trong bộ quà tặng còn có đài bán dẫn đã cố định sóng
của đài Gươm thiêng ái quốc mà họ nghe suốt ngày trong thời gian ở trên
đảo Thiên Đường. Khi trở về, họ lại bị bịt mắt và đưa trả lại miền Bắc theo
đúng như cách họ được đưa đến đảo.
Năm 1966, năm hoạt động mạnh nhất, 353 người Bắc Việt Nam được đưa
đến đảo Thiên Đường. Từ năm 1964 đến 1968 có tất cả 1.003 người được
"cải huấn" trên đảo.(
) OP39 kiến nghị nhiều biện pháp để mở rộng đề án
và tạo nên độ tin cậy cao hơn nữa. Họ cho rằng chỉ có thể duy trì sự "giả
hiệu” này trong một thời gian nhất định mà thôi. Nếu không bổ sung thêm
điều gì đáng tin, Hà Nội sẽ phát hiện ra ngay sự giả tạo.
OP39 đã nêu lên nhiều cách để làm cho hoạt động của SSPL giống như thật
và được Washington phê chuẩn một số kiến nghị đơn giản nhất. Ví dụ: khi
một người bị bắt trong các cuộc đụng độ giữa tàu của SSPL và của ngư dân,
người đó bị xét xử bởi toà án của SSPL, bị kết tội chống lại tổ quốc và
tuyên án tử hình nhưng sau đó được hưởng ân xá vì SSPL là tổ chức vì hoà
bình. Sau đó người bị bắt phải trải qua một đợt học tập tập trung, và "trước
khi trở về họ có bản thu hoạch, lên án hoạt động của chính mình và tuyên