CUỘC CHIẾN TRANH BÍ MẬT CHỐNG HÀ NỘI - Trang 27

Trung Quốc cộng sản, Bắc Triều Tiên, Cu Ba và Bắc Việt Nam tất cả đều là
địa bàn bị từ chối. Một nhân viên tình báo giàu kinh nghiệm đã gắn cho
những nước này nhãn hiệu "nhà nước chống tình báo" vì sự chú ý quá mức
đối với an ninh trong nước và kiểm soát dân chúng(

[9]

) . Ở đó có nhiều lực

lượng tình báo, cảnh sát đối phó với mọi đe doạ về an ninh bất kể là có thật
hay được tưởng tượng ra. Việc thành lập phong trào chống đối và mạng lưới
điệp viên trong lòng những địa bàn bị từ chối tỏ ra là nhiệm vụ quá khó
khăn và thường là không kết quả đối với CIA.

Tuy nhiên kết luận này không đúng với nỗ lực đầu tiên của Hoa Kỳ trong
việc sử dụng hoạt động chống đối và bán quân sự ngầm trong chiến tranh
thế giới lần thứ hai. Ngày 13-6-1942, sau những tranh luận về hành chính
giữa Văn phòng phối hợp thông tin do William Donovan lãnh đạo và Hội
đồng tham mưu liên quân, Văn phòng tình báo chiến lược (OSS) được Tổng
thống thành lập và đặt dưới sự chỉ đạo của Hội đồng tham mưu liên quân-
Đây là một công việc phiền toái cho các tham mưu trưởng, những người
hay ngần ngại về hoạt động bán quân sự bí mật. Những hoạt động này
không được tiến hành theo những nguyên tắc quân sự truyền thống thông
thường, và do đó làm cho giới lãnh đạo quân đội lo ngại. Donovan cho rằng
trong thời chiến, hoạt động bán quân sự cần hướng tới và phối hợp với hoạt
động quân sự thông thường và OSS nên sáp nhập với quân đội Mỹ(

[10]

).

Những hoạt động chiến tranh không quy ước trong lòng lãnh thổ đối
phương bao gồm chiến tranh tâm lý, hay hoạt động tác động tinh thần - theo
thuật ngữ của OSS, và việc khuyến khích các phong trào chống đối sử dụng
chiến thuật du kích. Loại hoạt động thứ nhất nhằm khuyến khích sự phản
kháng của người dân và làm giảm sút tinh thần của đối phương. Các biện
pháp được sử dụng bao gồm thả truyền đơn, phát sóng từ đài phát thanh bí
mật, và trợ giúp phong trào chống đối làm ra các loại tài liệu tuyên truyền
để tung vào lãnh thổ bị chiếm đóng. Chiến tranh tâm lý còn gồm cả những
thủ đoạn "bẩn thỉu”. Trong đại chiến thế giới thứ hai, “các đường bưu điện
giữa Thụy Điển trung lập và phát xít Đức được sử dụng để ngụy tạo ra mối

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.