CUỘC CHIẾN TRANH BÍ MẬT CHỐNG HÀ NỘI - Trang 58

Krulak và các thành viên khác của chính quyền đều là những người theo
chủ nghĩa lạc quan và McCone muốn bảo đảm rằng Báo cáo tình báo quốc
gia phải phù hợp với đánh giá tích cực của họ đối với tình hình. Ở cấp thấp
hơn, những người tham gia trực tiếp vào thực tế chiến trường ở Việt Nam
lại có cách nhìn nhận hoàn toàn khác. Sự không nhất quán trong Báo cáo
tình báo quốc gia, sự khác biệt giữa đánh giá của Forrestal với của
Mc.Namara và Taylor cho thấy sự bất đồng quan điểm ở các cấp trong
chính quyền vào đầu năm 1963.

Ngay sau khi những đánh giá lạc quan của Báo cáo tình báo quốc gia 53-63
được đưa ra, tình hình chính trị ở Nam Việt Nam trở nên hỗn loạn. Căn cứ
theo một đạo luật cũ của Pháp cấm phật tử treo cờ nhiều màu, viên phó tỉnh
trưởng người Thiên Chúa giáo ra lệnh cho quân lính xả vào hai muơi nghìn
phật tử đang kỷ niệm ngày Phật đản ở Huế. 9 phật tử bị chết và khoảng 20
người bị thương. Sự kiện Huế phơi bày một điểm yếu nữa của chính phủ
Sài Gòn. Diệm và gia đình là những người theo đạo Thiên Chúa. Trong khi
ở miền Nam đa số dân chúng theo đạo Phật, phần lớn các vị trí chủ yếu
trong bộ máy hành chính, quân sự và cơ quan cảnh sát lại là người công
giáo. Tôn giáo trở thành con đường tiến thân và tạo ảnh hưởng chính trị.
Phản ứng lại xu hướng thân công giáo, phật tử hình thành tổ chức chính trị
đối lập chống chính phủ Diệm vào cuối những năm 1950. Vào năm 1963, tổ
chức này đã phát triển thành một phong trào chính trị quan trọng.

Rõ ràng Diệm muốn giấu nhẹm sự kiện ở Huế bằng việc đổ lỗi cho Việt
Cộng nhưng không được. Lãnh đạo phật giáo bác bỏ lập luận của Diệm và
đòi công lý từ chính phủ. Họ không nhận được điều họ muốn và việc đông
đảo phật tử tham gia biểu tình đã trở thành cuộc trưng cầu dân ý về sự hợp
pháp của chính quyền Diệm. Tại Huế đã diễn ra những cuộc biểu tình lớn
với những vụ sư tự thiêu để phản đối hành động của chính phủ. Những hình
ảnh nhà sư tự thiêu trên đường phố Sài Gòn làm cho tổng thống Kenedy
choáng váng. Đó là hình ảnh khủng khiếp mà cô em dâu của Diệm - bà Nhu
- đã đưa vào bàn tiệc bằng tuyên bố phi nhân tính. Bà Nhu đã gọi việc tự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.