cần xin ý kiến nữa là Cố vấn an ninh của tổng thống Mc George Bundy.
Tuy nhiên ngay cả khi Cố vấn an ninh đã ký vào bản đề xuất quá trình phê
duyệt vẫn có thể chưa hoàn thành. Thông thường Bundy sẽ không cho
SACSA chuyển ý kiến phê duyệt cho SOG và chờ cho đến khi tổng thống
Johnson xem xét lần cuối.
Vì vậy một phần quan trọng của cuốn sách này sẽ tập trung đề cập đến sự
tham gia của những nhà hoạch định chính sách cao cấp nhất của Mỹ vào
các hoạt động ngầm của SOG. Các cuộc phỏng vấn nhân viên của SACSA
đã làm rõ những chi tiết của tiến trình phê chuẩn ở Lầu Năm Góc, Bộ Ngoại
giao và Nhà Trắng. Những nhân viên này không chỉ xác nhận việc các nhà
hoạch định chính sách đã quyết định làm hoặc không làm việc gì - như đã
thể hiện trong các hồ sơ được giải mật - mà còn cung cấp các căn cứ cho
thấy sự ảnh hưởng của các yếu tố này đối với các quyết định của
Washington về chiến tranh bí mật chống Hà Nội.
Tác giả cũng đã phỏng vấn các quan chức cao cấp phụ trách việc giám sát
và tiến trình phê duyệt. Những người này gồm: Robert Mc.Namara, Walt
Rostow, Roger Hilsman, William Sullivan, Richard Helms, William Colby,
Victor Krulak và William Westmoreland. Trong trường hợp không phỏng
vấn được các thành viên cao cấp của chính quyền Kenedy và Johnson, tác
giả sử dụng những ý kiến của họ còn lưu trong thư viện của Tổng thống.
Khi có liên quan, tác giả cũng đã tham khảo thêm hồ sơ được giải mật của
Hội đồng an ninh quốc gia, Bộ Ngoại giao và Bộ chỉ huy viện trợ quân sự
Mỹ ở Việt Nam (MACV).
Nói tóm lại, Cuộc chiến tranh bí mật chống Hà Nội được dựa trên nền tảng
căn cứ duy nhất là các nguồn tài liệu gốc. Nếu không có sự tiếp cận với
những tài liệu và cá nhân đó, thì sẽ không có đủ dữ liệu cần thiết cho cuốn
sách này. Với những tư liệu đó, tác giả sẽ đưa độc giả vượt qua bức màn bí
mật che phủ SOG và các kho lưu trữ tài liệu để tìm hiểu cách thức mà chính
quyền Kenedy và Johnson đã áp dụng để tham gia trò chơi theo luật chơi