2. Xử lý mối lo ngại của các nhà hoạch định chính sách đối với một số loại
điệp vụ được nêu trong OPLAN34A,
3. Tạo ra một bộ máy tổ chức có khả năng làm việc cho SOG,
4. Tìm được người có đủ tiêu chuẩn,
5. Tạo ra mối quan hệ làm việc giữa MACVSOG và đối tác Nam Việt Nam.
Chương ba đến chương sáu sẽ tập trung vào các phòng nghiệp vụ của SOG
- người thực hiện cuộc chiến tranh bí mật chống miền Bắc. Hoạt động của
những phòng này nhằm vào hai mục tiêu là "trung tâm trọng lực" mà
Clausewitz gọi là điểm sức ép chiến lược của kẻ thù. Nếu những điểm này
bị xói mòn hoặc tác động, kẻ địch sẽ bị mất thăng bằng và giảm khả năng
tiến hành chiến tranh.
Một "trung tâm trọng lực" mà MACVSOG muốn gây rối là sự ổn định ở
hậu phương và an ninh ở bên trong miền Bắc. Các chính phủ kiểu Hà Nội
rất coi trọng an ninh nội bộ và kiểm soát nhân dân, thậm chí ngay cả trong
thời bình. Hà Nội đang chiến đấu chống lại một siêu cường và an ninh ở
hậu phương là yếu tố chiến lược sống còn. Trung tâm trọng lực thứ hai mà
MACVSOG nhằm vào là hệ thống cung cấp hậu cần, hệ thống chỉ huy kiểm
soát và địa bàn đóng quân dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh ở Lào và
Campuchia - một trong những tài sản chiến lược của Hà Nội để tiến hành
cuộc chiến tranh.
Để làm suy yếu an ninh hậu phương của Hà Nội, MACVSOG chỉ đạo hàng
loạt các điệp vụ chống lại Bắc Việt Nam, trong đó có việc cài cắm các toán
gián điệp. Phòng nghiệp vụ phụ trách vấn đề này của SOG được mô tả
trong chương ba. Trong khoảng thời gian từ tháng 4 năm 1964 đến tháng 10
năm 1967, khoảng 250 điệp viên được tung ra miền Bắc. Cộng với số điệp
viên của CIA, tổng số điệp viên được tung đi là khoảng 500 người. Tương
tự như CIA, tỷ lệ xâm nhập thành công của SOG là thấp.