Chương năm mô tả những hoạt động này và đánh giá tác động của chúng. Ở
phần kết, chương năm sẽ phân tích tại sao sự kỳ vọng của Mc Namara và
các nhà vạch chính sách khác là hoàn toàn phi thực tế.
Phòng nghiệp vụ cuối cùng của SOG phụ trách các điệp vụ thám báo do Mỹ
lãnh đạo nhằm ngăn cản việc Hà Nội sử dụng đường mòn Hồ Chí Minh. Do
thái độ thận trọng và mối lo ngại về chính trị nội bộ, Tổng thống Johnson đã
rất ngần ngại khi đưa ra quyết định tiến hành các hoạt động này. Phần đầu
của chương sáu bàn về cuộc tranh đấu chính trị trong gần hai năm giữa Bộ
Ngoại giao và Lầu Năm Góc về việc có cho phép SOG tiến hành hoạt động
chống lại con đường mòn hay không.
Cuối cùng thì các hoạt động thám báo cũng được chuẩn y và các đội thám
báo do Mỹ chỉ huy được tung sang Lào vào tháng 10 năm 1965. Trong vòng
ba năm, phòng này của SOG đã mở rộng một cách nhanh chóng và sử dụng
phần lớn nhân lực và trang thiết bị. Vào năm 1967, hoạt động thám báo
được mở rộng sang Campuchia. Phần còn lại của chương sáu mô tả cuộc
chiến tranh bí mật của SOG chống lại quân đội miền Bắc trên tuyến đường
Hồ Chí Minh. Mục đích của các hoạt động này là nhằm ngăn chặn quân đội
Bắc Việt sử dụng con đường mòn để nhanh chóng chuyển quân từ các căn
cứ ở Lào và Campuchia đến các chiến trường ở miền Nam. Như được đề
cập trong chương này, Bắc Việt Nam đã tiến hành nhiều biện pháp để chống
lại hoạt động của SOG.
Trong chương bảy, câu chuyện được chuyển từ hoạt động của SOG trên
chiến trường sang vị trí của SOG trong chiến lược quân sự của Mỹ trong
cuộc chiến Việt Nam. Chương này bắt đầu bằng việc xác định mức độ tin
tưởng của các nhà lãnh đạo quân sự -những người chịu trách nhiệm tiến
hành cuộc chiến tranh - vào khả năng đóng góp của hoạt động bán quân sự
bí mật và việc gắn kết hoạt động đó vào kế hoạch chiến tranh chung.
Chương này cho thấy các nhà lãnh đạo quân sự mà đặc biệt là tướng