1980, hầu hết các hoạt động thể thao đều bị thao túng bởi tiền
bạc và các cầu thủ thường nhận được những khoản tiền khổng lồ
trả cho khả năng không gian của họ - ném, sút hoặc tung vật gì đó
trúng mục tiêu. Giờ đây, trong phần lớn các môn thể thao, trò chơi
trở thành quan trọng hơn người chơi. Còn ở nơi nào khác nữa bạn có
thể thấy những cảnh tượng hoành tráng hơn về nỗi giận dữ, bạo lực,
tính hiếu chiến, lòng ích kỷ và coi thường người khác hơn ở một
đấu trường thể thao? Ở các thế hệ cũ, thể thao được sử dụng để phát
triển nhân cách và sức khỏe của cầu thủ được coi trọng tối ưu bởi vì
tiền bạc không bao giờ được đề cập tới. Ngày nay, các cầu thủ thể
hiện trên sân đấu sự nhàu nhĩ, chửi tục, chấn thương, tha hóa hoặc
là tình trạng sống dở chết dở khi cả đội gắng đẩy quả bóng qua
vạch sân và mọi người đều phải trả tiền cho điều đó. Trong các câu
lạc bộ và khách sạn sau trận đấu, các chàng trai trẻ thể hiện hình ảnh
tiêu biểu của cách hành xử thô lỗ, uống rượu vô độ và nhìn chung là
chẳng tôn trọng những người khác. Hành hung trọng tài hay thậm chí
là cắn đứt tai đối thủ được vài người hâm mộ xem như một trò khôi
hài.
Những hiện tượng về người hùng thể thao đã đem lại những hình
ả
nh điển hình đáng lo ngại cho giới trẻ trong những môn thể thao
điên rồ ở các quốc gia. Giống như ngôi sao nhạc pop, họ có thể vô
danh tiểu tốt và sau đó được tôn sùng như Chúa Trời, thường đưa ra
các lời khuyên thiếu chín chắn và ít kinh nghiệm với những bạn trẻ
dễ bị tác động.
Những người hùng thể thao thường được dùng để bán hầu hết
các loại hàng hóa và sản phẩm có thể hình dung được. Nhiều người
trong xã hội, đặc biệt là các chàng trai trẻ, giờ đây tin rằng thước đo
giá trị của họ là người liên quan trực tiếp tới cách thức họ có thể sút
bóng hay đánh trúng mục tiêu tốt cỡ nào.