TỪ BIỆT XIM-BIẾC
B
à vẫn ngẩng cao đầu, hiên ngang đi suốt thành phố. Bà không khóc,
không nói tới Xa-sa. “Một bà mẹ kiêu hãnh, đầy nghị lực!” - Vô-lô-đi-a suy
nghĩ vẻ kính trọng.
Hầu hết những người quen ở Xim-biếc đều ngoảnh mặt đi. Họ tránh
mặt. Khi gặp bà Ma-ri-a A-lếch-xan-đrốp-na trên đường phố, những người
đi ngược chiều đều vội vàng tránh sang bên kia để khỏi phải chào hỏi bà mẹ
có con trai bị tử hình.
Thật là khó khăn và cay đắng! Chỉ có một mình I-van I-a-cô-vlê-vích,
người bạn trung thành của I-li-a Ni-cô-lai-ê-vích, là không bỏ mặc gia đình
U-li-a-nốp. Cũng như trước đây, ông thường đến thăm gia đình. Ông ngồi
cạnh bà mẹ, tựa trên chiếc can uốn bằng cành cây to, và im lặng, đôi khi bàn
bạc với bà xem gia đình U-li-a-nốp từ nay nên sống ra sao. Sống ở đâu?
Vô-lô-đi-a đã tốt nghiệp trung học. Các thầy giáo thắc mắc và tranh cãi:
có nên tặng huy chương vàng cho em trai người vừa bị tử hình không?
Nhưng Vô-lô-đi-a thi tốt nghiệp xuất sắc đến mức buộc họ vẫn phải quyết
định tặng.
- Vô-lô-đi-a phải được vào trường đại học, - bà mẹ tâm sự với I-van I-
a-cô-vlê-vích, - nhưng không khéo ở Pê-téc-bua người ta không nhận mất?
- Sẽ không nhận đâu. Và cố cũng vô ích thôi.
Nhưng nếu như họ có nhận chăng nữa thì bà mẹ cũng không muốn để
cho Vô-lô-đi-a đi Pê-téc-bua một mình.
Cả gia đình cùng đi tới kinh đô thì không có khả năng, bởi vì giá sinh
hoạt ở kinh đô quá dắt đỏ, không thể cáng đáng nổi.
Sau khi ông bố mất, gia đình U-li-a-nốp gặp khó khăn. Các con còn đi
học, chưa ai làm ra tiền. Bà mẹ được hưởng tiền trợ cấp của ông bố, nhưng
với số tiền đó chắt chiu lắm mới nuôi nổi một gia đình, phải giật gấu vá vai
mới đủ.