Từ Giơ-ne-vơ các đại biểu đi tới thủ đô Bỉ - Brúc-xen. Tại Brúc-xen đã
khai mạc Đại hội lần thứ II. Đại hội đã diễn ra không phải trong hội trường
rộng lớn và sáng sủa như ngày nay thường thấy. Không, không có hội
trường nào cả, mà chỉ là một nhà kho chứa bột lớn thiếu tiện nghi và tối tăm.
Mùi ẩm ướt bốc lên. Ban đêm chắc là có chuột cống chạy trong bóng tối.
Nhà kho được quét dọn lại cho thoáng. Bên trong có kê một diễn đàn
bằng gỗ. Chiếc cửa sổ lớn được che một tấm vải đỏ. Bên dưới là những hàng
ghế băng. Các đại biểu ngồi vào chỗ. Plê-kha-nốp bước lên diễn đàn. Plê-
kha-nốp là người mác-xit đầu tiên của Nga. Ông là nhà bác học. Ngay từ
trước Lê-nin, ông đã viết nhiều cuốn sách giải thích học thuyết cách mạng
của Mác. Plê-kha-nốp long trọng khai mạc Đại hội lần thứ II của Đảng và đã
đọc một bài diễn văn khá hay.
Mọi người im lặng lắng nghe. Vla-đi-mia I-lích vô cùng xúc động!
Thậm chí tái mặt đi. Chỉ có cặp mắt là sáng rực. Đã từ lâu Người mơ ước về
Đại hội Đảng, về sự khôi phục Đảng. Cuối cùng đã thành sự thật!
Đại hội bắt đầu làm việc. Hầu như ngay từ những ngày đầu ở Đại hội
đã nổ ra cuộc đấu tranh.
Vậy thì đó là cuộc đấu tranh gì? Ai đấu tranh chống lại ai?
Vấn đề là ở chỗ, có những đại biểu không tán thành Bản cương lĩnh
chiến đấu của Lê-nin.
Bản cương lĩnh đó đối với họ quá mới mẻ và táo bạo. Họ sợ cái mới. Vì
vậy các đại biểu ấy liền tranh luận với Lê-nin. Nhưng Lê-nin đúng và đã
hăng hái bảo vệ sự đúng đắn của mình khiến cho đa số đại biểu đứng về phía
Người. Đại hội đã thảo luận Bản cương lĩnh và điều lệ Đảng, bầu Ban chấp
hành Trung ương và ban biên tập báo “Tia lửa”. Tại đây đã diễn ra cuộc đấu
tranh trên mọi vấn đề. Lê-nin đã đọc một bản báo cáo rất rõ ràng và đầy
thuyết phục, mọi người vô cùng chăm chú lắng nghe. Tại Đại hội có ba
mươi bảy phiên họp. Lê-nin đã phát biểu một trăm hai mươi lần với những
bài diễn văn và lời đối đáp. Người nói rất hay! Đa số các đại biểu đều tán
thành Lê-nin. Những người đó gọi là Bôn-sê-vích. Ai tán thành cách mạng
của công nhân, tán thành hạnh phúc của nhân dân, tán thành Bản cương lĩnh
của Lê-nin, tán thành Lê-nin thì người ấy là bôn-sê-vích. Còn những ai ở