“Làm gì?” - Lê-nin suy nghĩ. Suốt ngày đêm các ủy viên Ban chấp
hành Trung ương Đảng, các ủy viên nhân dân họp bàn và quyết định công
việc nên làm như thế nào.
- Các đồng chí! Chúng ta đã ký sắc lệnh về hòa bình, cần phải chấm dứt
chiến tranh với quân Đức, - Lê-nin nói.
Hội đồng dân ủy đã gửi cho Bộ tư lệnh Đức lời đề nghị ký kết hòa ước.
Các nhà đương cục Đức đã đồng ý với điều kiện là: tất cả đất đai mà Đức
chiếm được của chúng ta trong thời kỳ chiến tranh vẫn thuộc kiềm kiểm soát
của họ.
- Chúng ta sẽ tiếp nhận mọi điều kiện, không còn lối thoát nào khác,
Vla-đi-mia I-lích nói.
Không còn lối thoát nào khác. Nhân dân bị chiến tranh, bị tình trạng rối
loạn làm cho kiệt sức. Nhân dân vẫn mong muốn sống hòa bình, tập trung
sức lực, lao động.
Trong các phiên họp của Ban chấp hành Trung ương Đảng, nhiều lần
đã thảo luận vấn đề ký hòa ước với nước Đức. Lê-nin đã chứng minh: nhất
định cần phải chấm dứt chiến tranh. Và càng nhanh càng tốt. Dù cho phải
chịu những điều kiện nặng nề nhất. Cần phải biết hi sinh hết thảy để cứu
nước Cộng hòa Xô-viết. Cần phải củng cố chính quyền Xô-viết, xây dựng
quân đội công nông mới, khôi phục nền kinh tế.
Giá mà tất cả ủng hộ Vla-đi-mia I-lích nhỉ! Không. Bắt đầu có những
sự bất đồng gay gắt. Những kẻ không vững vàng, không kiên định đã tranh
luận với Lê-nin, tỏ ý kiến phản đối việc ký hòa ước. “Hòa ước ăn cướp.
Chúng tôi không muốn ký hòa ước ăn cướp” - họ nói. Họ không hiểu tai họa
khủng khiếp như thế nào đang lén đến gần nước Nga Xô-viết.
Còn Lê-nin thì hiểu. Người cảm thấy rất nặng nề.
- Các đồng chí! Chúng ta đang gặp tình trạng rối loạn và nạn đói.
Chúng ta không có sức lực. Cần phải có một thời gian dù là tạm nghỉ để bảo
vệ nước Nga Xô-viết.
Vla-đi-mia I-lích đã thuyết phục như vậy. Người tin chắc vào sự đúng
đắn của mình. Vì vậy Người đã bền bỉ, kiên trì thuyết phục các đồng chí
khác. Và Người dã thuyết phục được.