Hôm đó là ngày mồng Một tháng Năm.
Đảng đã ra lời kêu gọi: hôm nay tổ chức ngày thứ bảy cộng sản thay
cho những cuộc thị uy tuần hành nhân ngày lễ.
Một năm trước đây, vào ngày thứ bảy, sau những giờ làm việc, công
nhân trên đoạn đường sắt Mát-xcơ-va - Ca-dan đã không trở về nhà.
Họ ở lại các xưởng. Sửa chửa xong bồn đầu tàu và mười sáu toa tàu
không lấy tiền. Lê-nin đã viết về một bài báo về ngày thứ bảy cộng sản đầu
tiên của công nhân nhan đề “Sáng kiến vĩ đại”. Lê-nin gọi việc làm tình
nguyện không phải trả tiền đó là lao động cộng sản.
Thế là ngày lễ mồng một tháng Năm năm 1920 được tuyên bố là ngày
thứ bảy cộng sản toàn nước Nga. Ở khắp mọi nơi trên đất nước Nga rộng
lớn, mọi người đổ ra các đường phố, hoặc tới các phân xưởng trong các nhà
máy và cùng nhau làm việc gì đó quan trọng vì lợi ích chung.
Học viên lớp quân sự ở Cơ-rem-li đứng xếp hàng gần doanh trại, cạnh
khẩu đại bác đế vương. Khẩu đại bác này bằng đồng đỏ đặt ở trên giá sung
bằng gang. Cạnh đó có để những viên đạn tròn cũ bằng gang. Người ta chưa
bao giờ bắn khẩu đại bác đó cả. Những người thợ giỏi làm vũ khí ngày xưa
đã đúc nên nó làm mọi người phải kinh ngạc, còn kẻ thù thì sợ hãi. Khẩu đại
bác đó được đặt vĩnh viễn ở Cơ-rem-li.
Học viên lớp quân sự đứng xếp hàng, còn người chỉ huy thì tuyên bố
những việc cần làm: dọn sạch gỗ ván và các vật linh tinh khỏi quảng trường
Cơ-rem-li thu dọn lại Cơ-rem-li cho gọn gàng.
- Xin tuân lệnh thu dọn lại Cơ-rem-li cho gọn gàng! -học viên đồng
thanh đáp.
Vừa lúc đó Vla-đi-mia I-lích tới. Người bước đi, dáng nhanh nhẹn.
Người mặc chiếc áo vét cũ và đội mũ cát két trông nghiêm nghị nhưng có vẻ
phấn khởi, trong cặp mắt ánh lên niềm vui.
- Tôi chịu sự phân công của đồng chí, - Vla-đi-mia I-lích đứng nghiêm
theo lối quân sự, báo cáo với chỉ huy. - Yêu cầu cho tôi tham gia ngày Thứ
bảy Cộng sản.
- Đề nghị đồng chí đứng vào hàng bên phải, - người chỉ huy nói.