NGỌN ĐÈN BIỂN
«
V
ùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian.
Vùng lên hỡi ai cực khổ bần hàn
Sục sôi nhiệt huyết trong tâm đầy chứa rồi
Quyết phen này sống chết mà thôi.»
Bài quốc tế ca vang lên, đập vào các cửa sổ có hai lần cửa của hội
trường trong Cung lớn Cơ-rem-li, bay lên những bức trần chạm trổ.
Nay mai cuộc đời của toàn dân khác xưa,
Bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình.
Mấy trăm người đứng trong hội trường Cơ-rem-li hát bài quốc tế ca
bằng năm mươi thứ tiếng: tiếng Pháp, Đức, Ý, Phần Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, E-
xtô-ni, Lét-xtô-ni và… tất nhiên bằng tiếng Nga nữa.
Lê-nin cũng hát. Bài hát quốc tế ca của công nhân bao giờ cũng làm
Người xúc động. Nhưng bây giờ, khi hàng trăm người cộng sản của các
nước khác nhau tới dự Đại hội thứ IV Quốc tế cộng sản ở nước ta, ở đất
nước Xô-viết, và hát tự do trong cung điện của Nga hoàng trước đây thì tâm
hồn Người mới thật tràn đầy niềm hạnh phúc.
Đấu tranh này là trận cuối cùng.
Kết đoàn lại để ngày mai.
Lanh-te-na-xi-o-na-lơ
Sẽ là xã hội tương lai.
Nhiều nhà cách mạng nước ngoài, Vla-đi-mia I-lích đã biết khi Người
còn sống lưu vong. Người biết Giăng Giô-rê, đảng viên Đảng xã hội Pháp có
tài, người đã sáng lập ra tờ “Nhân đạo”, tờ báo cách mạng nổi tiếng ở Pháp.
Và các nhà mác-xít Đức! Cla-ra Xét-kin, Rô-da Lúc-xăm-bua, Các Líp-
nếch! Bao nhiêu công nhân cách mạng người Phần Lan mà Vla-đi-mia I-lích
biết! Rô-vi-ô, cảnh sát trưởng của Hen-xinh-pho đã từng giấu Vla-đi-mia I-
lích khỏi bọn mật thám Nga hoàng. Phơ-rít Plát-ten người Thụy Sĩ đã giúp
Vla-đi-mia I-lích cùng với các đồng chí trở về Tổ quốc, khi ở nước Nga bắt