CUỘC ĐỜI CỦA LENIN - Trang 71

BỐN TỜ TRUYỀN ĐƠN

B

ọn hiến binh sục sạo khắp các nhà, lùng bắt những công nhân nhà

máy Xê-mi-an-nhi-cốp đã tham gia cuộc bạo động. Chúng trói chặt cánh
khuỷu, lôi họ tới sở cảnh sát.

- Đứa nào đập phá cửa hàng của chủ? Ngồi tù, sau song sắt.
- Đứa nào đốt bậc tam cấp của ông quản lý? Ngồi tù, sau song sắt.
Ba-bu-skin chờ đợi: “Thế nào chúng nó cũng đến tìm mình…”
Tối khuya có tiếng gõ cửa. Tiếng gõ mau ngắn. Ba-bu-skin chột dạ:

“Tìm mình ư?”

Anh hơi trù trừ rồi ra mở cửa.
Vla-đi-mia I-lích đã gõ cửa. Khắp người anh trắng xóa vì tuyết, trên

cặp lông mày động lại những cục tuyết nhỏ. Anh rũ áo bành tô xoa hai tay bị
lạnh cóng rồi đi đi lại lại trong phòng:

- Thế nào, nói đi? Nói thật chính xác đi. Bắt đầu như thế nào? Anh em

công nhân đã xúc động vì chuyện gì?

Ba-bu-skin muốn kể hết cho Vla-đi-mia I-lích nghe. Trong trí nhớ anh

còn đọng lại cuộc bạo động hôm qua ở nhà máy, việc phá phách cửa hàng
của chủ, việc đốt bậc tam cấp nhà lão quản lý. Vì phá cửa hàng và vì việc
đốt ấy, bọn hiến binh hôm nay đã bắt bớ công nhân.

- Không, người công nhân có ý thức cần phải đấu tranh không phải

bằng quả đấm, - Vla-đi-mia I-lích nói. - Chúng ta sẽ viết truyền đơn nói về
việc đó.

Họ cùng ngồi vào bàn, nói thì thầm để chị chủ nhà khỏi nghe thấy. Họ

bàn xem nên viết gì trong tờ truyền đơn. Nên viết rằng đã đến lúc cần phải
đấu tranh. Không ai sẽ giải phóng cho người công nhân khỏi tình trạng nô
lệ. Chỉ có chính họ. Cần phải đấu tranh không phải bằng quả đấm, mà bằng
tổ chức.

“Các đồng chí công nhân, hãy liên hiệp lại, đòi bọn chủ quyền lợi của

mình!” - truyền đơn kêu gọi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.