- Để làm gì?
- Thì cứ về hẵng hay.
Thì về. Sáng choang và lạnh buốt những thiết bị y tế anh mới
chỉ nhìn thấy vài lần khi đi nước ngoài hoặc có dịp ra Hà Nội thăm
mấy cán bộ cấp cao cũ đang nằm điều trị. Nằm lên, ngồi
xuống, cởi áo, thở đều, vào toalet đái ra vài giọt, cái gì ở tim thế
này, ven đâu, cần làm chút sinh thiết… Hai giờ đồng hồ sau,
người bạn đóng cửa lại, nét mặt tỏ ra phiền muộn như có bà vợ lại đẻ
con gái: “Đái tháo đường lâu chưa?” “Từ ngày chuyển sang làm kinh
tế” “Đã chữa trị ở những đâu rồi?” “Chưa ở đâu cả” “Tim của cậu có
vấn đề!” “Thì đi qua chiến tranh, sốt rét liên tục, tim phổi thằng
nào chả có vấn đề” “Nhưng ở cậu là không đùa được. Bệnh đái tháo
đường của cậu đã biến chứng vào tim. Từ tim nó sẽ dẫn tiếp đến
nhồi máu và nếu không cẩn thận tình trạng đột tử sẽ rất có thể xảy
ra” “Đột tử kia à? Nghe hấp dẫn nhỉ!” “Nghiêm túc, tuần sau trở lại,
mình sẽ xét nghiệm kĩ lại một lần nữa. Nếu cần phải có chế độ
điều trị cẩn thận, chết thật thôi.”
Cười, bắt tay, biết chắc rằng chả làm gì có lần sau nữa. Đột tử
ư
. Chiến tranh đã chả đột tử nữa là bây giờ. Mấy ông bác sĩ nhìn
đâu cũng chỉ thấy chết chóc, chán ốm, tim! Dẫu sao đó cũng là
một bệnh trang sang trọng đấy chứ. Hơn đứt cái anh dạ dày dạ mỏng
hay trĩ nội trí ngoại ghê chết! Bạn bè cùng cánh rừng, cùng một
nồng độ chất độc hoá học đã lần lượt ra đi từng đứa rồi, mình vẫn
còn sống sờ sờ như thế này, lãi quá! Ấy vậy nhưng đêm về, lặng
nhìn con ngủ thiêm thiếp trong màn, gió đánh khe khẽ nơi cửa sổ,
quả tim trong ngực anh dường như chợt đập chậm lại, yếu ớt và cả
một vùng ngực cứ đau cuộn lên như có gọng kìm nào đang vặn xoắn
ở
trong đó. Mình sống đủ rồi, coi như xong rồi nhưng còn nó, mới
mười bảy tuổi đầu, biết cái gì may rủi đang chờ phía trước, nếu
chẳng may ba cái tim mạch ấy nó giở trò thật thì rồi đời nó sẽ ra sao