CUỘC ĐỜI GALILEI - Trang 11

cơ hội thuận lợi nên lại tiếp tục lao vào lĩnh vực nghiên cứu bị cấm
đoán. Vì những phát kiến này đe dọa uy quyền Giáo hội vốn được
kiến lập đã hơn một nghìn năm, Galilei bị Tòa án Tôn giáo bắt
giam, đe dọa dùng cực hình để buộc ông phải chối bỏ phát kiến mặt
trời là trung tâm vũ trụ.

Galilei đã quyết định như thế nào? Có thật ông đã hiên ngang

quát vào mặt các quan tòa tôn giáo rằng “Dù sao trái đất vẫn cứ
quay”, chứ không chịu khuất phục cường quyền, phủ nhận chân lý?
Các học trò ông đã phản ứng thế nào trước quyết định của người
thầy, tấm gương lớn của họ? Dân chúng, vốn luôn bị Giáo hội và
các lãnh chúa chà đạp, đã phản ứng ra sao?

Vở Cuộc đời Galilei có tất cả ba kịch bản, được tác giả sửa đổi

theo diễn biến thời sự thế giới.

Năm 1933, khi Hitler và đảng Quốc xã nắm chính quyền ở

Đức, Brecht và gia đình trốn sang Đan Mạch. Một số văn nghệ sĩ
nổi tiếng khác, như Thomas Mann - giải Nobel Văn chương 1929,
cũng phải lánh nạn ở nước ngoài. Tác phẩm của họ bị đốt, bị cấm.
Nhiều văn nghệ sĩ khác bị giam cầm.

Năm 1938, Brecht hoàn thành kịch bản thứ nhất, mới đầu

mang tên “Dù sao trái đất vẫn cứ quay” - sau đổi thành Cuộc đời
Galilei
- chỉ gồm mười ba cảnh. Brecht muốn qua đó nêu lên lòng
tin rằng tuy nước Đức bị bạo quyền thống trị nhưng rồi sẽ tới
thời đại mới. Vở này được trình diễn lần đầu năm 1943 tại Zürich
(Thụy Sĩ).

Năm 1939, sau khi Đan Mạch bị Đức chiếm, Brecht buộc phải

trốn qua Thụy Điển, rồi Phần Lan, sang Liên Xô, từ đó qua Mỹ.
Năm 1945, chấn động trước việc Mỹ thả bom nguyên tử xuống
Hiroshima và Nagasaki, Brecht cùng với diễn viên điện ảnh và sân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.