khấu nổi tiếng Charles Laughton gấp rút hoàn thành kịch bản thứ
hai bằng tiếng Mỹ gồm mười lăm cảnh để công diễn tại Beverly
Hills vào năm 1947.
Ngay sau Thế chiến II, nhân loại khát khao được sống hòa
bình, nhưng các siêu cường lại quyết liệt chạy đua chế tạo những vũ
khí mới, có sức hủy diệt khủng khiếp hơn nữa. Tại Mỹ, có “Tòa án
Tôn giáo” kiểu mới như Ủy ban McCarthy trù dập những nhà khoa
học từ chối phục vụ các công trình này. Bản thân Brecht cũng đã
từng phải ra điều trần trước Ủy ban nói trên vì những bài viết và
phát biểu “thiên tả” của ông. Trước tình hình ấy, năm 1954-1956,
kịch bản thứ hai được dịch ra tiếng Đức, với đôi chút thay đổi, cho
nhà hát Berliner Ensemble (bấy giờ ở Đông Berlin, nơi Brecht đã
chọn để định cư cho đến khi nhắm mắt).
Câu hỏi của Brecht: “Nhà khoa học có trách nhiệm gì trước xã
hội, trước nhân loại và phải hành xử thế nào” vẫn luôn nóng bỏng!
Vì thế, Cuộc đời Galilei vẫn không hề mất tính thời sự! Nó vẫn
là tác phẩm quan trọng bậc nhất của Brecht.
Lê Chu Cầu