vở “Cuộc đời Galilei” - không phải là một luận cứ thực sự vững chắc.
Quá trình hình thành xã hội dân quyền
lúc đó đã thắng thế, dù
Galilei có chối bỏ hay không. Ngay cả nếu những luận điểm của
Brecht có thể là đúng đắn trong thời đại Galilei, cái thời đại dẫu sao
cũng mang dấu ấn của sự giải phóng cá nhân, thì trong thế kỷ 20
câu hỏi về ý nghĩa ngụ ngôn-mô phạm của những luận điểm này vẫn
chưa được giải đáp. Brecht tin rằng con người hoàn toàn có thể hành
xử với ý thức trách nhiệm, không chỉ trong thời đại Galilei mà ngay cả
trong đời của ông. Tuy vậy, chính ông cũng từng tỏ ý rằng anh hùng
tính là một khái niệm mơ hồ, dễ hiểu lầm và khẳng định vở kịch
về Galilei không phải là một bi kịch.
(Trích “Nachwort” của giáo sư văn học sử, nhà phê bình văn học
nổi tiếng Hans Mayer (1907 - 2001) trong “Bertolt Brecht Stücke
1935-1945” - các Vở kịch của Brecht 1935-1945, Nxb Deutscher
Bücherbund, Stuttgart - Hamburg, không đề năm phát hành).