CUỘC ĐỜI GALILEI - Trang 175

“Những nhà vật lý tiếng tăm từ bỏ chẳng khác trốn chạy việc phục
vụ chính phủ hiếu chiến của họ; một trong những người tăm tiếng
nhất nhận một chân nhà giáo, phí hoài thì giờ dạy những điều cơ
bản sơ đẳng, chỉ để khỏi phải làm việc cho những cơ quan nọ. Việc
khám phá ra được điều gì mới mẻ đã trở thành nhục nhã.” Ở đây đã
phảng phất những dấu hiệu về diễn biến tư tưởng mà
Dürrenmatt

(4)

sẽ tiếp tục khai triển: vượt qua và đối nghịch với

nhân vật Galilei của Brecht.

Nếu khám phá ra được điều gì đó lại là nhục nhã thì yêu cầu

của nhân vật Galilei, rằng nhà khoa học tự nhiên phải phục vụ nhân
đạo, không thể đáp ứng được theo cách thức truyền thống. Ta
thấy: vở kịch ẩn dụ của Brecht - nó tự vuột khỏi tay ông và tác giả cứ
phải không ngừng cố nắm lại - vừa để cho cách hành xử tích cực,
anh hùng triển khai do được khơi dậy qua quan sát nhân vật có
những cách hành xử tiêu cực Galilei (ở đây Brecht sử dụng những
phương cách tương tự như ở nhân vật “Bà mẹ dũng cảm” có cách
hành xử tiêu cực) vừa để nảy sinh cái khả năng mà mãi sau này mới
được Dürrenmatt suy nghĩ rốt ráo, đó là trong thế giới và xã hội
hôm nay các nhà vật lý không thể đóng vai trò người hùng, dù tích
cực hay tiêu cực, được nữa.

Chính điều này đã sẵn có trong “Cuộc đời Galilei” và là một trong

những mâu thuẫn đáng chú ý nhất của nhân vật bi thảm này.
“Khốn khổ thay cái đất nước không có anh hùng!” Andrea đã gào
lên như thế do phẫn nộ và tuyệt vọng về sự chối bỏ của người
thầy. Galilei trả lời: “Không. Khốn khổ thay cái đất nước cần có
anh hùng.” Câu này có trong dự thảo ban đầu của vở kịch - coi việc
chối bỏ là sự thỏa hiệp chấp nhận được, để có thể tiếp tục nghiên
cứu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.