(...) Trong vở “Mạn đàm của những người tị nạn”
nhân vật Ziffel
đã nhận xét: “Sống trong một đất nước không có sự hài hước đã là
chịu không nổi, nhưng sống trong một đất nước cần phải có sự hài
hước thì lại càng chịu không nổi.” Ở đây Brecht, một kẻ phải sống
lưu vong, đã thốt ra từ chính kinh nghiệm sống trong Đế chế thứ
ba
. Khốn khổ thay cái đất nước cần có hài hước để người dân có
thể tiếp tục sống, nếu không thì sẽ không thể sống nổi cuộc
sống bình nhật, vì ở đó người ta bị đòi hỏi phải có chủ nghĩa anh
hùng. Ở một chỗ khác, tư tưởng Bertolt Brecht vượt hẳn khỏi khuôn
khổ được dự kiến cho vở kịch “Cuộc đời Galilei”. Trong những ghi
chú về vở kịch tìm thấy trong di cảo, tác giả đã biện luận qua vài
câu rất đáng chú ý tại sao vở kịch không phải là bi kịch, dù có bố
cục tương ứng
. Vở kịch mở đầu với lời nhà vật lý vĩ đại Ý chào
mừng một kỷ nguyên mới, nhưng lại kết thúc với sự cự tuyệt của ông
đối với chính kỷ nguyên mới này. “Theo những nguyên tắc phổ
quát trong xây dựng bố cục một vở kịch thì đoạn cuối phải trầm
trọng hơn. Nhưng vở kịch này lại không bố cục theo những nguyên
tắc ấy.” Đó là một câu quan trọng. Brecht chống lại việc nói về bi
kịch của Galilei cũng như về chủ nghĩa anh hùng của nhân vật này.
Điều quyết định là tính khách quan lịch sử vào thời điểm kỷ
nguyên mới bắt đầu. Galilei thất bại trong thời đại đó không có
nghĩa là hiện tượng này
thất bại trong thời đại mới.
Nhưng nếu suy điều này cho đến cùng thì một luận điểm cơ
bản khác của Brecht cần được đặt lại, theo đó cách hành xử mẫu mực
của các nhà khoa học luôn luôn là cần thiết về mặt lịch sử và tất
yếu về mặt khoa học. Nếu nhà học giả thất bại trước thời điểm
lịch sử và khoa học, như trường hợp Galilei, liệu thời đại mới có vẫn
vượt qua được cản trở hay không? Hình như Brecht cho rằng lịch sử
đã xác nhận điều này. Quan niệm của Brecht rằng vì nhà khoa học
ở
Pisa đã chối bỏ nên khoa học ngày càng bị cô lập, tách rời khỏi
quần chúng - như Brecht đã viết trong phác thảo lời nói đầu cho