BẠT
“Cuộc đời Galilei” là một trong những vở kịch quan trọng và
sâu sắc nhất, song cũng chứa đựng nhiều mâu thuẫn nhất của
Bertolt Brecht. Không phải ngẫu nhiên mà Brecht - khi xây dựng cốt
truyện nhà vật lý Galilei và sự chối bỏ của ông - đã hầu như không
dùng tới kỹ thuật biện chứng - sử thi
, chính vì thế mà về sau
Brecht coi thể loại của vở kịch này là bước lùi âm thầm trở lại với
những nguyên tắc kịch nghệ cổ điển.
Song, điều quan trọng hơn là mâu thuẫn giữa bố cục ban đầu
của vở kịch với cải biên sau này của ông. Kịch bản đầu tiên chủ ý cho
thấy việc khuất phục là một mưu mẹo khéo léo nhằm phục vụ
chân lý. Galilei chối bỏ để có thể được yên thân trước những kẻ truy
bức ông, hầu có thể tiếp tục nghiên cứu. Galilei hoàn toàn không
bận tâm tới việc lúc đầu bị các học trò hiểu lầm.
Kịch bản nguyên thủy kết thúc dưới hình thức này và được trình
diễn lần đầu năm 1943 ở Zürich. Nhưng rồi Brecht chứng kiến
việc chế tạo và thả bom nguyên tử. Ông liền cải biên nhân vật
Galilei. Qua đó Brecht chờ đợi người đọc và khán giả kết án nhà vật
lý đã chối bỏ, đã đầu hàng - tuy Galilei không nhất thiết phải làm
như thế. Trong kịch bản mới này, Galilei tự lên án mình: ai đã hành
động như ông sẽ không còn xứng đáng đứng trong đội ngũ các nhà
khoa học nữa. Ông tự nhận đã trở thành kẻ phản bội chính mình.
Dù thoạt tiên Brecht chủ ý xây dựng nhân vật nhà vật lý đã chối
bỏ của mình thế nào chăng nữa thì vẫn dứt khoát một điều: Brecht
muốn cuối cùng người ta phải hiểu việc chối bỏ của “người hùng
phản diện” mang nhiều nét tích cực này là phản bội khoa học, và
đấy chính là lời cảnh tỉnh những nhà vật lý của thế kỷ 20. Brecht