CUỘC ĐỜI GALILEI - Trang 171

thời đó Galilei đã bị cấm không được trình bày dưới mọi hình thức
về hệ thống Kopernikus. Rõ ràng bản án dành cho ông đã được
quyết định sẵn ngay từ đầu. Quyển Dialogo bị cấm, Galilei bị bỏ tù
và buộc phải quỳ gối nguyền rủa và chối bỏ “với sự thành khẩn và
lòng tin chân thành những sai lầm và dị giáo đã được đề cập cũng
như mọi sai lầm khác ngược với Giáo lý đã được nêu ra cùng sự tin
theo những giáo phái khác

(3)

.” Lời chối bỏ của Galilei được phổ

biến khắp các nước theo đạo Thiên Chúa, ông trở nên suy nhược,
phải cố sức mới gượng dậy nổi. Ít lâu sau Giáo hoàng cho phép ông
trở về ngôi biệt thự ở Arcetri sống cuộc đời bị quản thúc và không
được tiếp khách. Tuy nhiên sự canh chừng không quá gắt gao, do
đó ông lại quan hệ được về mặt khoa học qua đường bưu điện, trước
hết là với các nước châu Âu khác. Nhờ thế mà năm 1635, ở
Strassburg, đã phát hành bản dịch tiếng La tinh quyển Dialogo.
Trong khi đó ông soạn quyển Discorsi, cũng dưới hình thức đối
thoại, bàn về “sự chuyển động quán tính, mặt nghiêng, định luật rơi,
sự rung của con lắc và đạn đạo hình parabol cũng như những vấn
đề tương tự dưới quan điểm thống nhất của một lý thuyết toán
học”.

Vất vả lắm ông mới hoàn thành được bản thảo, vì đầu năm

1637 ông lòa mắt trái, cuối năm đó lòa nốt mắt phải. Tuy nhiên
ông vẫn sắp xếp để nó được công bố. Năm 1638 quyển sách được
xuất bản ở Leyden, Hòa Lan, với ghi chú rằng việc phổ biến này là
trái với ý muốn của tác giả. Ngay cả sau khi bị lòa hoàn toàn, ông
vẫn tiếp tục nghiên cứu và quan hệ thư từ rộng rãi với sự giúp đỡ của
bà Evangelista Torricellis và ông Viviani - người sau này viết tiểu sử
ông. Nhưng tình trạng sức khỏe của ông xấu rõ rệt. Ngày
08/01/1642, ông từ trần trong ngôi nhà của mình ở Arcetri, với tư
cách một người vẫn còn bị quản thúc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.