CUỘC ĐỜI GALILEI - Trang 169

GALILEI TRONG LỊCH SỬ

Ngày Galileo Galilei chào đời tại Pisa, 15/02/1564 - gần 21 năm

sau khi Nikolaus Kopernikus nhắm mắt và ba ngày trước khi
Michelangelo từ trần - chưa có một dấu hiệu nào cho thấy sẽ nổ ra
một cuộc đấu tranh không chỉ làm rung chuyển giới khoa học về
mô hình mới của vũ trụ gắn liền với tên tuổi lừng danh của
Kopernikus - tiền bối của Galilei. Mãi năm 1610, gần cuối thời
gian dạy học ở trường đại học Padua của Cộng hòa Venedig, Galilei
mới công bố trong bài viết của ông mang tựa đề Sidereus Nuncius
(Người đưa tin về tinh tú) những phát hiện chấn động: ống viễn
kính phóng lớn hai mươi lần không những đã cho ông thấy được
mặt trái đất và mặt trăng giống nhau, dải Ngân hà là tích tụ của vô
vàn tinh tú, mà ông còn thấy và xác định hết sức chính xác vị trí và
quỹ đạo bốn vệ tinh của sao Mộc (Jupiter). Qua đó, giả thuyết của
Aristoteles rằng hành tinh là thiên thể gắn chặt vào các lớp vỏ pha
lê lẫn vị trí độc tôn của trái đất do Aristoteles và trường phái của ông
đề xướng bị rúng động: trái đất cũng chỉ là một trong vô vàn hành
tinh; sự “tinh tú hóa” trái đất bắt đầu từ đấy. Ngay trong tháng
Mười hai năm 1610, Christopher Clavius, một trong những thành
viên uy tín nhất của Collegium Romanum xác nhận những điều
Galilei đã quan sát. Tuy nhiên sự chống đối đã hình thành trong
giới tu sĩ và những người theo trường phái Aristoteles. Năm năm sau,
do có kẻ tố giác, Ủy ban Thần học Tòa thánh, cơ quan tối cao
thuộc Tòa án Tôn giáo, đã đưa nhà toán học và thiên văn học này ra
xét xử. Vô số buổi tiếp xúc của Galilei ở Rom cũng không ngăn cản
được các nhà thần học trong Ủy ban này cho rằng những câu được
xem là cơ bản của học thuyết Kopernikus là “ngu muội về mặt
triết học và dị giáo về bản chất”. Hồng y Bellarmin khuyến cáo
Galilei từ bỏ quan điểm trái đất quay quanh mặt trời. Tuy học

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.