Nhà thiên văn thứ hai Thế này thì sẽ còn tới đâu nữa? Tôi thật
không hiểu nổi huynh Clavius... Nếu bất cứ điều khẳng định nào
trong năm mươi năm qua cũng đều được coi là nghiêm túc thì sẽ
còn đi tới đâu nữa! Năm 1572, một ngôi sao tỏa sáng ở tầng cầu cao
nhất, tầng thứ tám, tầng của các định tinh, nó còn sáng và lớn hơn
các ngôi sao bên cạnh, để rồi chưa đầy năm rưỡi sau nó biến mất,
thành nạn nhân của sự tiêu vong. Cần phải hỏi rằng: thế thì còn gì
là tính vĩnh hằng và bất biến của bầu trời nữa?
Nhà triết học Nếu cứ thả lỏng cho họ, thì họ sẽ đập nát hết
thảy bầu trời và các tinh tú của chúng ta.
Nhà thiên văn thứ nhất Ấy đấy, và rồi sẽ còn đi tới đâu!
Sau vụ đó năm năm tay Tycho Brahe
, người Đan Mạch, đã xác định
quỹ đạo của một sao chổi. Nó xuất phát phía trên mặt trăng, xuyên
qua lần lượt mọi vỏ cầu là chỗ tựa có tính vật chất cho những
thiên thể vận động! Nó không gặp một sức cản nào, ánh sáng của nó
không bị lệch đi. Thử hỏi: những cái vỏ ấy ở đâu?
Nhà triết học Dứt khoát là không được! Làm sao mà
Christopher Clavius, nhà thiên văn vĩ đại nhất của nước Ý và Giáo
hội lại đi thẩm tra những chuyện như thế được!
Giám mục to béo Thật là bêu riếu!
Nhà thiên văn thứ nhất Vậy mà huynh ấy thẩm tra đấy!
Huynh ấy ngồi trong kia và trố mắt ngó qua cái ống ma quỷ nọ!
Nhà thiên văn thứ hai Principiis obsta
! Mọi chuyện bắt
đầu với việc chúng ta từ hồi nào tới giờ tính toán nhiều thứ theo
những bảng của Kopernikus, một tên dị giáo: độ dài của năm này,
ngày nhật và nguyệt thực này, vị trí của các thiên thể này.