CUỘC ĐỜI KỲ LẠ CỦA NIKOLA TESLA - Trang 71

Tôi nhớ rằng sau này tôi có tới thăm một quan chức ở Washington, định hiến

phát minh đó cho chính phủ. Nghe xong, ông này phá lên cười. Ông nghĩ tôi nói
khoác. Bấy giờ không ai nghĩ rằng ai đó có thể hoàn thiện một thiết bị như vậy.
Thật không may là theo lời luật sư của tôi, trong bằng sáng chế này tôi đã nói
rằng thiết bị được kiểm soát thông qua một mạch đơn cùng với một kiểu máy
nhận tín hiệu phổ biến (vì lúc đó tôi chưa có quyền phát minh của phương pháp
và thiết bị cá thể hóa đã trình bày ở trên). Do đó, bằng sáng chế này không chuẩn
xác và tối ưu, cũng như không thể hiện hoàn toàn là sản phẩm của tôi. Trên thực
tế thì chiếc thuyền của tôi được kiểm soát đa mạch. Nói cách khác, không hề xảy
ra sự nhiễu tín hiệu.

Thông thường tôi sử dụng các mạch tiếp nhận ở dạng vòng lặp có tụ điện, vì

máy phóng điện cao áp của tôi ion hóa không khí trong phòng thí nghiệm khiến
ngay cả một ăng-ten rất nhỏ cũng rút được điện từ khí quyển xung quanh hằng
giờ liền. Nói rõ hơn, ví dụ, tôi phát hiện rằng một bóng đèn 12 inch (30,48 cm)
đường kính, được rút hết không khí, với một thiết bị đầu/cuối duy nhất có gắn
một dây dẫn ngắn, sẽ tạo ra đến 1.000 cái chớp nháy liên tiếp cho đến khi toàn bộ
điện tích không khí trong phòng thí nghiệm được trung hòa. Dạng vòng lặp của
máy thu thì không nhạy cảm với một sự xáo trộn như vậy, và thật đáng tò mò khi
dạo này nó lại bắt đầu phổ biến đến thế. Trong thực tế, nó thu ít năng lượng hơn
nhiều so với ăng-ten hoặc dây dài nối đất. Tuy nhiên, thật tình cờ là nó cũng giúp
xóa bỏ một số khiếm khuyết cố hữu trong các thiết bị vô tuyến hiện nay.

Trong khi trình bày phát minh trước khán giả, tôi yêu cầu khách đặt câu hỏi,

hỏi kiểu gì cũng được, và máy tự động sẽ trả lời họ bằng dấu hiệu. Người ta
tưởng chiếc máy rất thần kỳ, nhưng thực tế cực kỳ đơn giản: Chính tôi là người
trả lời thông qua chiếc máy. Cùng thời kỳ đó, tôi chế thêm một chiếc tàu viễn
thông tự động khác lớn hơn. Người ta chụp ảnh nó và in trong số báo tháng
10/1919 của tập san Electrical Experimenter. Nó được điều khiển bởi các vòng
lặp, có nhiều vòng đặt trong thân tàu, chống nước và có khả năng chịu ngập. Bộ
máy thì tương tự như chiếc đầu tiên ngoại trừ một số tính năng mới. Ví dụ, tôi
gắn thêm đèn để người ta có thể thấy máy đang hoạt động tốt và đúng chức năng.
Các thiết bị tự động này tuy là chỉ được hoạt động trong phạm vi tầm nhìn của
người điều khiển, nhưng lại chính là những bước tiến thô sơ đầu tiên trong sự
phát triển kỹ nghệ viễn thông tự động mà tôi hằng ấp ủ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.