CUỘC ĐỜI LENIN - Trang 6

mạnh mẽ tới Versailles và giành lấy chiến thắng ở Paris, họ đã trì hoãn và
do vậy cho phép chính phủ Versailles tập hợp các lực lượng của mình,
chuẩn bị trước cho những sự kiện đẫm máu trong tuần lễ tháng 5."

Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ năm 1914, và các đảng Dân

chủ Xã hội lớn tại châu Âu (khi đó họ tự coi họ là theo chủ nghĩa Mác),
gồm cả những người có uy tín như Karl Kautsky, ủng hộ những nỗ lực
chiến tranh của chính quyền nước mình, Lenin đã rất sửng sốt, đầu tiên từ
chối tin rằng những người của Đảng Dân chủ Xã hội Đức đã bỏ phiếu ủng
hộ chiến tranh. Điều này khiến ông bị chia rẽ lần cuối cùng với Đệ Nhị
Quốc tế, gồm các đảng đó.

Khác với quan điểm chung của người Mác-xít coi cách mạng ở Đức là

quan trọng hơn ở Nga, ngày 17 tháng 10 năm 1914, Lenin viết: "Chủ nghĩa
Nga Hoàng còn trăm lần xấu hơn chủ nghĩa Đức Hoàng." Ông lên án chủ
nghĩa tư bản cả hai bên đã gây ra cuộc chiến, nhất là chủ nghĩa đế quốc
Anh - Pháp.

• Sau Cách mạng Tháng Hai (1917)
Sau khi Cách mạng Tháng Hai năm 1917 giành thắng lợi tại Nga và Nga

hoàng Nikolai II thoái vị, Lênin biết rằng ông cần sớm trở lại nước Nga.
Nhưng ông đã bị cô lập tại Thụy Sĩ trung lập khi Chiến tranh thế giới thứ
nhất đang ở giai đoạn cao trào và không thể dễ dàng đi qua châu Âu. Tuy
nhiên, Fritz Platten, một người cộng sản Thụy Sĩ đã tìm cách đàm phán với
Chính phủ Đế quốc Đức để Lenin và những người của ông có thể đi bằng
tàu hỏa kín qua nước Đức. Mọi người tin rằng chính Hoàng đế (Kaiser)
Wilhelm II của Đức đã hy vọng Lenin sẽ gây ra tình trạng bất ổn chính trị ở
Nga giúp ông chấm dứt chiến tranh tại Mặt trận phía Đông. Khi còn ở trên
lãnh thổ Đức, Lenin không được phép ra khỏi đoàn tàu. Khi đã qua Đức,
Lenin tiếp tục đi phà tới Thụy Điển và chặng đường xuyên Scandinavia còn
lại đã được những người cộng sản Thụy Sĩ là Otto Grimlund và Ture
Nerman thu xếp.

Theo báo Công an Nhân dân, có người cho rằng sự nghiệp cách mạng

của ông đã nhận được sự giúp đỡ về tài chính từ đế quốc Đức. Họ cho rằng
Lenin đã nhận được tiền bạc từ tay một nhà tư sản Đức tên là Parvus. Thậm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.