này tôi cũng đã chứng kiến nhiều trường hợp các hợp tác xã dồn hết tiền
bạc và công sức cho việc phát triển thương mại và du lịch thay vì sản xuất
nông nghiệp theo đúng chức năng của mình.
Tháng 12 năm 1964, Che có mặt tại Liên hợp quốc, sau đó lại tới
Algeria, và ông ấy còn đi khắp châu Phi trong những tháng đầu tiên của
năm 1965.
Vâng, nhưng đó là một chiến lược, trong giai đoạn chuẩn bị cuối cùng
cho sứ mệnh mà anh ấy tự đặt ra cho mình - Che đã quyết định tới Bolivia.
Khi đó anh ấy đang rất sung sức, tràn đầy nhiệt huyết, và anh ấy quyết tâm
đóng góp cho Cách mạng Argentina. Anh ấy đang tạo ra những điều kiện
cần thiết cho sự thành công của một cuộc đấu tranh cách mạng, bởi vì khi
đó kẻ thù nào cũng muốn hủy diệt chúng tôi, và chúng tôi phải phản ứng
bằng cách thay đổi cán cân lực lượng - tức là tiến hành “Cách mạng hóa”.
Đó là chân lý vĩ đại mà chúng tôi vẫn luôn theo đuổi.
Ông đã từng bảo tôi: “Họ quốc tế hóa việc phong tỏa; chúng tôi
quốc tế hóa chiến tranh du kích”.
Trường hợp của Trujillo, kẻ đã bị một nhóm người Dominica đã từ
Cuba quay về tìm cách đấu tranh lật đổ tháng 7 năm 1959 - sự kiện đầu tiên
thể hiện tinh thần đoàn kết chống lại chế độ độc tài mà cụ thể là để đáp lại
một cam kết có từ lâu đối với những người Dominica từng chiến đấu bên
cạnh chúng tôi - là một ngoại lệ. Trujillo từng cung cấp vũ khí cho Batista;
sau này Batista lại tới đó tị nạn khi chiến tranh kết thúc, rồi những hành
động vũ trang đã được tiến hành từ Cộng hòa Dominica để chống lại chúng
tôi.
Liên quan đến những quốc gia khác ở hoàn cảnh tương tự, nguyên tắc
của chúng tôi là luôn tôn trọng, tuân thủ Luật pháp quốc tế, bất cháp thực tế
là có thể không một quốc gia nào thực sảm tình với chúng tôi. Nhưng tất cả
đều có sự tính toán và thận trọng riêng của mình - mức độ độc lập khỏi ảnh
hưởng của Mỹ của một số nước có thể là tương đối cao hơn các nước khác.
(Sau khi Cách mạng thành công), tất nhiên là những nước trung thành vô
điều kiện với Mỹ ngay lập tức tuyên bố chấm dứt quan hệ ngoại giao với
Cuba, trong khi những nước khác thì từ chối (trước sức ép của Mỹ về việc