ở châu Phi nên tôi đề xuất là anh ấy nên tới đó thực hiện một sứ mệnh đặc
biệt trong khi chờ đợi những điều kiện tối thiểu ở Bolivia được hình thành,
chuẩn bị cho việc phát động một cuộc đấu tranh cách mạng. Mục tiêu cơ
bản của chiến dịch ở Bolivia là mở rộng nó đến sát tổ quốc của anh ấy là
Argentina, rồi từ đó cuộc đấu tranh sẽ được nhân rộng ra toàn bộ khu vực.
Khi đó có một cóng việc rất quan trọng cần tiến hành ở châu Phi - đó là hỗ
trợ cho những phong trào du kích ở khu vực miền Đông nước Công gô
thuộc Bỉ chống lại Moises Tshobé, Mobutu
[209]
, và tất cả những tên lính
đánh thuê của châu Âu.
Khi đó phong trào đang do Laurent-Desiré Kabila lãnh đạo?
Không, người lãnh đạo phong trào khi đó là Gaston Soumialot; ông
ấy tới đây và chúng tôi đồng ý ủng hộ ông ấy. Chúng tôi cũng cung cấp viện
trợ thông qua Tanzania, với sự đồng ý của Julius Nyerere, Tổng thống nước
này tại thời điểm đó, và chính từ đây Che cùng người của anh ấy đã vượt
qua Hồ Tanganyika. Tháng 4 năm 1965, chúng tôi đã cử Che chỉ huy một
biệt đội rất tinh nhuệ tới đây. Tất cả gồm 150 chiến sĩ dày dạn kinh nghiệm
và được trang bị rất đầy đủ. Phong trào đấu tranh cách mạng ở châu Phi khi
đó gần như chưa hề có gì - tất cả đều bắt đầu lại từ đầu, từ kinh nghiệm,
công tác chuẩn bị, huấn luyện, hướng dẫn... Khối lượng công việc khổng lồ.
Che và người của anh ấy đã ở đó nhiều tháng liền.
Trong nhật ký châu Phi của mình, Che đã tỏ ra rất phê phán
những nhà lãnh đạo của phong trào du kích ở đây.
Lúc nào Che cũng rất nghiêm khắc với bất kỳ nhà lãnh đạo nào, chứ
không chỉ với riêng những nhà lãnh đạo đó. Anh ấy đặt ra những yêu cầu
rất cao. Tính Che là như thế, thành thói quen trong con người anh ấy rồi...
Lúc nào anh ấy cũng rất gay gắt khi phê phán người khác, cũng như phê
phán chính mình.
Ông ấy rất nghiêm khắc với bản thân?
Ồ, vâng, anh ấy lúc nào cũng đặt ra những đòi hỏi rất cao đối với
chính bản thân mình. Tôi đã kể cho ông về Mẽhicồ và đỉnh núi
Popocatepetl đấy. Thậm chí nhiều lúc, vì có chuyện vớ vẩn nào đó khiến