Panama và nguy cơ Torrijos
[277]
, người rất cương quyết, rất yêu nước có
thể sẽ hành động, bởi vì đã có lần ông ấy tuyên bố nếu con kênh đó không
được giao lại cho Panama, ông ấy sẽ dùng sức mạnh để đòi lại. Tôi ý thức
rất rõ những hậu quả mà hành động ấy có thể mang lại - tôi rất thông cảm
với cuộc chiến yêu nước của Torrijos, và chúng tôi có liên lạc với nhau, ông
ấy là một trong những người, với sự giúp đỡ của vài nước vùng Ca-ri-bê, đã
đấu tranh ủng hộ Cuba thoát khỏi bị cô lập khi tất cả các quan hệ đều bị cắt
đứt.
Torrijos yêu cầu được giao lại con kênh và phải đạt được một hiệp
định công bằng về vấn đề này. Tôi nhận ra từ những lòi nói, bài phát biểu
của Carter - lúc đó tôi không hề biết ông ấy rõ lắm, nhưng người ta thường
đánh giá người khác từ đằng xa bằng những dấu hiệu nhất định - rằng vị
tổng thống tương lai của nước Mỹ này sẽ là con người rất đáng kính. Nhưng
tôi cũng nhận thấy rằng, với những tuyên bố của mình, Torrijos rất có thể sẽ
hành động cứng rắn và đó sẽ là thảm họa cho một đất nước nhỏ như
Panama... Vì vậy, tôi gợi ý ông ấy nên kiên nhẫn đợi đến khi có kết quả
chính thức của cuộc bầu cử ở Mỹ.
Lúc đó Ford
[278]
vẫn là tổng thống Mỹ. Gerald Ford không phải là
con người hiếu chiến (có nghĩa là chống lại Cuba), nhưng dù sao thì ông ấy
vẫn còn ngồi đó, vẫn là người kế nhiệm của Nixon. Tôi đã nói với Torrijos
hai điều: “Tôi cho rằng Carter sẽ thắng trong cuộc bầu cử này”. - Ông có
thể rút ra những kết luận này từ những tình tiết đan xen vào thời điểm đó -
và tôi còn nói, “Theo tôi, ông ấy sẽ là người hiểu vấn đề này; ông ấy là
người mà chúng ta có thể thỏa hiệp được về vấn đề con kênh”. Đó là sự
thực. Tôi nói với ông ấy rất nhiều lần về chuyện này... Chính ông ấy cũng
nhắc đến về sau này; tôi chỉ kể lại với ông những gì mà ống ấy nói trước
đây thôi.
Torrijos nói phải không?
Đúng. Đúng hơn là ông ấy nói lại những gì tôi đã nói; ông ấy kể lại
những lời tôi đã nói với ông ấy về ý tưởng thu lại con kênh bằng sức mạnh,
thậm chí ông ấy còn tỏ thái độ cảm ơn trong một chuyến thăm đến đây.