động lớn nhất đối với tôi. Tôi đặc biệt ấn tượng với những miêu tả chi tiết
trong đó về trận đánh Waterloo.
Cách đây không lâu, Tổng thống Venezuela, Chavez cũng đã đọc
hoặc cũng có thể là đọc lại cuốn Những người khốn khổ và trong các bài
diễn văn trước công chúng, ông ấy trích dẫn rất nhiều đoạn của cuốn tiểu
thuyết này. Chúng tôi đã nói chuyện rất nhiều về cuốn tiếu thuyết vĩ đại này,
nó vẫn rất gần gũi với ngày nay, vì rất nhiều sự kiện chính trị xã hội ở châu
Mỹ La-tinh đang diễn ra giống như nó đã từng diễn ra ở Pháp hồi đầu kỷ
nguyên cách mạng công nghiệp giữa thế kỷ 19.
Ông đã đọc Honoré de Balzac, một tác giả vĩ đại khác của Pháp
cũng vào giai đoạn đó chưa?
Rất nhiều, nhất là giai đoạn tôi bị cầm tù (1953-1955). Cho đến bây
giờ tôi vẫn rất nhớ giai đoạn đó, bởi vì đó là khoảng thời gian tôi có nhiều
thì giờ để đọc nhất. Tôi đọc liên tục mỗi ngày 15 giờ. Tôi đ̔ các bài viết về
chính trị, sách lịch sử, tôi đọc các tác phẩm của Marti và rất nhiều các loại
sách văn học và tiểu thuyết khác. Đó mới là trường đại học thực sự của tôi.
Đó là “nhà tù sinh sôi” như lời một nhà văn đã nói
[351]
Tôi còn nhớ đã đọc những tác phẩm của Balzac như Cha Goriot,
Eugenie Grandet và Đại tá Chabert, và bộ tiểu thuyết vô cùng nổi tiếng của
ông ấy Tấn trò đời. Trước đó tôi đã đọc cuốn Miếng da lừa, câu chuyện rất
thú vị về người đàn ông có thú vui quái dị với một miếng da động vật lạ đã
cho anh ta ba điều ước nhưng rồi lại biến mất ngay
[352]
Theo một số học giả, Các Mác thích phong cách hiện thực của
Balzac, ông ấy rất ngưỡng mộ Balzac và đồng thời cũng rất ngưỡng mộ
Cervantes với tác phẩm Đông-ki-xốt. Mác dự định sẽ viết một bài nghiên
cứu phê bình tác phẩm Tấn trò đời của Balzac khi hoàn thành những nghiên
cứu về kinh tế và chính trị. Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản,
người ta có thể thấy sự ảnh hưởng phong cách của Balzac - lời văn trong
sáng, cách diễn đạt đơn giản nhưng rất thanh thoát và hiệu quả. Balzac viết
các cuốn tiểu thuyết của mình bằng các bài báo gửi cho các báo có đông
người đọc; ông ấy biết cách viết cho công chúng, cho số đông người đọc.