CUỘC ĐỜI TÔI MỘT TRĂM GIỜ VỚI FIDEL CASTRO - Trang 461

Nhưng Mỹ và Nam Phi vẫn chưa lấy thế làm hài lòng, Pretoria (thủ

đô Nam Phi) và Washington vẫn tiếp tục trù tính âm mưu - lúc nào cũng là
Washington đứng đằng sau đạo diễn tình hình. Cuối cùng thì âm mưu đó
cũng trở nên công khai vào những năm 1980 với cái được gọi là “cam kết

mang tính xây dựng”

[2]

, và sự đồng lõa giữa Nam Phi và Mỹ được chính

Tổng thống Reagan thiết lập. Chính sự ngông cuồng và ngoan cố của hai
cường quốc này đã khiến chúng tôi nhận thấy yêu cầu cấp bách là phải tiếp
tục viện trợ trực tiếp cho nhân dân Angola trong suốt hơn 15 năm, bất chấp
thỏa thuận đã được ngay trong lịch trình đầu tiên về việc rút quân như tôi đã
nói.

Có hai lịch trình rút quân: lịch trình thứ nhất được vạch ra năm 1976

và lịch trình sau này, nhưng lịch trình sau này là một thỏa thuận với Nam
Phi sau thất bại của nước này, tức là do chính chúng tôi chủ động thực hiện
vào thời điểm đó. Đã có hơn 300 nghìn chiến sĩ Cuba tình nguyện tham gia
cuộc đấu tranh của nhân dân Angola ngay từ đầu - ở đây chúng tôi gọi đó là
lực lượng “dự bị”; đó (tình nguyện) là một nguyên tắc bất di bất dịch, ông
biết đấy, các cuộc nội chiến, giống như “cuộc chiến tranh bẩn” ở Escambray
mà chúng ta đã đề cập, không thể được thực hiện nếu không có những chiến
sĩ tình nguyện. Nhiều nước không thực hiện chế độ tình nguyện nhập ngũ,
thay vào đó họ phải trả rất nhiều tiền cho đội quân của mình. Bởi vì theo
luật thì một người tham gia chiến đấu và anh ta có thể thiệt mạng bất kỳ lúc
nào. Chúng tôi không thể thực hiện một sứ mệnh quốc tế nếu không có
những chiến sĩ tình nguyện; đó là vấn đề mang tính nguyên tắc.

Rất ít người dám nghĩ rằng, chúng tôi có thể đương đầu kiên cường

đến vậy trước những cuộc tấn công dữ dội của Mỹ và Nam Phi trong suốt
ngần ấy năm, với một đồng minh (Liên Xô) lúc nào cũng quá dè chừng.

Sau Angola, Cuba có giúp đỡ thêm những quốc gia bị áp bức khác

trong khu vực, ví dụ như các dân tộc khu vực Đông Nam Phi, hiện là
Namibia,, khi đó đang bị Nam Phi chiếm đóng, hoặc Rhodesia, nay là
Zimbabwe, hoặc chính nhân dân Nam Phi khi đó đang ở dưới chế độ
phân biệt chủng tộc Apácthai không?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.