Vâng, đối với chúng tôi thì đó là một chiến thắng quan trọng - mà
theo tôi thì mang quyết định. Chiến thắng long trời lở đất của chúng tôi tại
Cuito Cuanavale, và đặc biệt là việc triển khai mặt trận hùng hậu của các
lực lượng Cuba tại tây nam Angola, đã đánh dấu chấm hết cho âm mưu xâm
lược quân sự từ bên ngoài nhằm vào đất nước này. Đối phương đã phải cay
đắng nuốt trọn sự kiêu ngạo của một cường quốc chuyên cậy mạnh hiếp
yếu, và ngồi vào bàn
Vậy những cuộc đàm phán sau đó đã diễn ra nhu thế nào?
Kết quả cuối cùng của các vòng đàm phán đó là Hiệp định Hòa bình
cho khu vực Tây Nam châu Phi, được Nam Phi, Angola, và Cuba ký kết tại
trụ sở Liên Hợp Quốc tháng 12 năm 1988. Chính những hiệp ước này đã
dẫn đến việc chúng tôi hoàn toàn rút khỏi Angola - cũng như trước đó,
trong một lịch trình ba năm, một cách rất cẩn thận, có tổ chức chặt chẽ, cho
đến khi rút xong người cuối cùng, theo đúng lịch trình mà các bên đã nhất
trí.
Người ta gọi đó là các vòng đàm phán “bốn bên” vì Cuba và Angola
ngồi một bên bàn, còn phía bên kia là đại biểu Nam Phi. Đại diện phía Mỹ
ngồi ở cạnh bàn thứ ba, vì lúc đó Mỹ đóng vai trò nhà trung gian hòa giải.
Trong thực tế, Mỹ vừa là quan tòa vừa là nguyên đơn trong phiên xét xử; ai
cũng thấy chính Mỹ là đồng minh của chế độ Apácthai Nam Phi - lẽ ra Mỹ
phải ngồi cùng một bên với đại biểu của Nam Phi mới đúng.
Trong nhiều năm liền, Trưởng đoàn đàm phán Mỹ, Chester Crocker,
khi đó là Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách Vụ châu Phi, đã phản đối việc
Cuba tham gia vào quá trình đàm phán. Nhưng căn cứ vào tình hình quân
sự tại Nam Phi khi đó, phía Mỹ cũng không có lựa chọn nào khác là phải
chấp nhận chúng tôi. Trong một cuốn sách do ông ta viết về vấn đề này
[225]
, ông ta đã bày tỏ quan điểm rất thực tế khi đề cập đến việc Cuba tham
gia vào quá trình đàm phán, ông ta viết, “Các cuộc đàm phán sẽ chuẩn bị
thay đổi hoàn toàn”. Người phát ngôn của chính quyền Reagan hiểu rất rõ
rằng với sự có mặt của Cuba tại bàn đàm phán, Mỹ sẽ không còn áp dụng
những trò dọa nạt, tống tiền, dồn ép thô bạo và dối trá (như trước kia) nữa.