CUỘC KHỦNG HOẢNG DI CƯ
Những thỏa thuận với Reagan - Camarioca - Mariel - “Balseros”
- Sự kiện chìm tàu kéo ngày 13 tháng 7 nãm 1994 - Những cuộc bạo
động tại Havana ngày 4 tháng 8 nãm 1994 - Đạo luật điều chỉnh Cuba -
Người di cư và “người tị nạn”
Bây giờ tôi muốn chúng ta đề cập tới một vấn đề mà Cuba vấn luôn
phải đối mặt, liên quan đến những người muốn rời bỏ Cuba - vì lý do
chính trị hoặc kinh tế. Trong một số trường hợp, vấn đề này đã gây nên
những cẳng thẳng khá nghiêm trọng trong quan hệ với Mỹ, và vẫn được
gọi là “cuộc khủng hoảng di cư”. Theo tôi biết thì ngay cả trước khi
Cách mạng Cuba diễn ra, vẫn luôn có những người muốn rời bỏ Cuba và
di cư sang Mỹ, đúng vậy không?
Dường như đã thành truyền thống rồi, trước kia lúc nào cũng có rất
nhiều người muốn qua Mỹ; hình ảnh nước Mỹ đã được lý tưởng hóa qua
phim ảnh, và đặc biệt là giai đoạn sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Vào năm
1958, số kiều dân Cuba có đăng ký chính thức tại Mỹ là 125 nghìn người,
bao gồm cả con cái của những ngư̖i nhập cư này. Đó là thời điểm trước năm
1959
[228]
, sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc một thời gian, với
những vấn đề liên quan đến chủ nghĩa phát xít, nạn diệt chủng người Do
Thái v.v... Mỗi năm, Mỹ sẽ cấp khoảng 2000 - 3000 Visa. Sức mạnh rồi sự
giàu có - đó là những thứ hào nhoáng khiến nhiều người trở nên tôn thờ
Mỹ, và quan trọng nhất là họ tôn thờ hình ảnh những chiếc ô tô, lương
bổng, lợi lộc, đó là những thứ cực kỳ hấp dẫn trong một đất nước Cuba khi
đó với phần lớn người dân không được học hành đầy đủ, thậm chí hơn 30%
dân số là mù chữ hoặc hầu như mù chữ.
Mỹ là một đích đến có sức hút ghê gớm đối với rất nhiều người. Và
thắng lợi của Cách mạng đã có ảnh hưởng cực kỳ mạnh mẽ tới vấn đề di cư
này, đặc biệt là di cư tới Mỹ. Vì vậy tại thời điểm đó, xung quanh vấn đề