này đã phát sinh những khó khăn và căng thẳng trong quan hệ giữa Cuba và
Mỹ. Theo ước tính thì trong giai đoạn từ năm 1959 đến 1962 đã có tới hơn
270.000 người Cuba di cư sang Mỹ, trong số này có hàng nghìn người l bác
sĩ, kỹ sư, giáo viên, giáo sư, chuyên gia kỹ thuật... Và phần lớn trong số 70
nghìn người đầu tiên rời bỏ đất nước một cách hoàn toàn bất hợp pháp,
không tuân thủ bất kỳ thủ tục giấy tờ nào. Cần nhớ là Mỹ đã chấm dứt quan
hệ ngoại giao với Cuba từ năm 1961.
Theo tôi biết thì thỏa thuận đầu tiên về vấn đề di cư được Cuba ký
kết với chính quyền của Tổng thống Reagan.
Đúng vậy, chúng tôi tham gia thỏa thuận đầu tiên về vấn đề này với
Reagan; thỏa thuận được ký kết vào tháng 12 năm 1984. Reagan tỏ ra khá
linh hoạt trong vấn đề này, xuất phát từ sự quan tâm của ông ta đói với việc
hồi hương những người bị coi là “cần phải trục xuất”
[229]
. Reagan rất
quan tâm tới việc đạt được thỏa thuận liên quan đến những người bị coi là
“cần phải trục xuất”, tức là một số người tham gia cuộc di cư ồ ạt từ Mariel
năm 1980 mà phía Mỹ muốn trao trả cho chúng tôi. Vì vậy chúng tôi đã
đồng ý, chúng tôi nói “Hãy gửi kèm danh sách những người cần trao trả”.
Một số người trong danh sách “cần trục xuất”, với đầy đủ tên tuổi, đâu
khoảng 2 nghìn người gì đó, được gắn kèm với thỏa thuận mà hai bên ký
kết. Theo thỏa thuận này, các cơ quan chức trách Mỹ sẽ chỉ cấp khoảng 20
nghìn Visa mỗi năm, để bảo đảm rằng những người khác sẽ không phải mạo
hiểm vượt biên bằng mọi cách.
Một thỏa thuận đã được hai bên thảo luận và ký kết, và chúng tôi
đồng ý nhận lại những người “cần phải trục xuất”. Một số người vẫn còn
chưa được trả về hết; trong danh sách đó có khoáng hơn 2 nghìn người thì
phải - họ sẽ phải thụ hết án tù ở Mỹ, sau đó sẽ được trao trả cho Cuba.
Sau khi đạt được những thỏa thuận ban đầu như vậy, một tình huống
vô cùng căng thẳng đã phát sinh làm tê liệt hoàn toàn quá trình thực hiện
thỏa thuận một thời gian, trong hai năm 1986 và 1987. Tình huống đó cũng
trùng với một hành động cụ thể - việc thành lập Đài phát thanh Marti. Nói
chung họa hoằn lắm mới có chuyện họ (Mỹ) hành động một cách trung