Bất chấp đặc điểm và bản chất của hệ thống chính trị tại (Mỹ) - quốc
gia khi đó đang trở thành một nước đế quốc hùng mạnh, cùng với Anh và
Pháp, mặc dù đang bị sa lầy vào một cuộc khủng hoảng kinh tế trên quy mô
toàn thế giới khiến người dân Mỹ phải chịu ảnh hưởng rất nặng nề - cá nhân
tôi vẫn nghĩ rằng Roosevelt là một trong những chính khách vĩ đại nhất mà
quốc gia láng giềng phía bắc của chúng tôi từng có. Ngay từ hồi còn là học
sinh trung học tôi đã rất yêu quý và ngưỡng mộ ông ấy. Một vị Tổng thống
tàn tật. Giọng nói trầm ấm của ông ấy trong các bài phát biểu thật sự đi vào
lòng người.
Roosevelt, người có thể đã rất ngưỡng mộ tinh thần quả cảm và sôi
nổi của nhân dân Cuba, và rõ ràng là rất muốn củng cố quan hệ tốt hơn với
châu Mỹ Latinh vì nhiều lý do trong đó một phần là vì ông nhận ra tương
lai bất ổn của thế giới trước viễn cảnh Hitler lên nắm quyền, đã có công
trong việc ngừng áp dụng Tu chính án Platt
[53]
thỏa thuận có tên gọi Hiệp ước Hay-Quesada, theo đó Mỹ trao trả lại cho
Cuba đảo Isla de Pinos - tức đảo Isla de Juventud ngày nay - mà hồi đó đã
bị chiếm đóng và tương lai của hòn đảo chưa được xác định một cách rõ
[54]
Vậy là khi đó hòn đảo đã bị quân đội Mỹ chiếm đóng?
Mỹ đã chiếm đóng đảo Isla de Pinos từ năm 1898.
Vậy là Chính phủ Cộng hòa Cuba khi đó không hề quản lý hòn
đảo?
Không. Nó đã thuộc về quyền sở hữu của người Mỹ kể từ khi Tu
chính án Platt được thông qua. Nên sau đó phải nói là nó được Cuba thu
hồi, nhưuantánamo hiện vẫn thuộc về người Mỹ. Tu chính án Platt cho phép
Mỹ, theo quy định của Luật Hiến pháp, có quyền can thiệp vào tất cả các
vấn đề nội bộ của Cuba.
Tu chính án đó được ký năm 1902.
Tôi nhớ là nó được áp dụng từ năm 1901 và mãi đến năm 1934 mói bị
bãi bỏ; tôi không nhớ ngày chính xác.