Cái giá phải trả là người anh vợ của ông ấy, vua Constantine của
Hy Lạp mất ngôi.
Ai?
Vị vua Hy Lạp, người hậu thuẫn vụ đảo chính ở Athens -
Constantine, ông ấy là anh trai của Hoàng hậu Sofia, là anh vợ của vua
Tây Ban Nha. Sau đó Constantine lật đổ Hội đồng tư vấn quân sự nhưng
không thành, và ông ấy mất ngôi, năm 1973, những nhà lãnh đạo quân
sự kia tuyên bố một nước cộng hoà. Rõ ràng là nhờ sự kiện đó mà vua
Juan Carlos biết không nên làm gì trong những hoàn cảnh như vậy -
không nên hậu thuẫn cho phe quân sự trong một cuộc đảo chính.
Tôi đang tham dự một cuộc họp, tôi nghĩ là ở nhà quốc hội ở Mát-
xcơ-va - chính ở đó tôi biết về cuộc đảo chính của Tejero
[344]
Sau đó, tôi có đọc một chút về cuộc đảo chính đó, về vai trò của những
người tham gia, và tôi phải nói rằng nhà vua đã thể hiện được con người và
sức thuyết phục của mình; ông ấy đã chứng tỏ đuợc khả năng và quyền lực.
Ông ấy đã có cống hiến lớn lao cho đất nước Tây Ban Nha, bởi vì không ai
có thể hiểu hết ông ấy làm thế nào để cứu đất nước. Chúng ta không thể
không đánh giá cao ông ấy, nhưng từ thời điểm đó, người ta bắt đầu tôn
trọng và ngưỡng mộ nhà vua, bắt đầu yêu quý ông ấy.
Đến ngày đó thì Juan Carlos trở thành vua thực sự của Tây Ban Nha;
trước đó thìười ta đưa ông ấy lên làm vua, nhưng đến lúc này thì ông ấy trở
thành vị vua đúng với những gì mình có, và ông ấy luôn là con người lịch
sự, nhã nhặn, biết tôn trọng người khác - tôi chưa từng bao giờ thấy ông ấy
đi quá giới hạn mặc dù ông ấy có quyền rất lớn. ông ấy rất tôn trọng luật
pháp, hiến pháp... Ông ấy là người rất thực thà, tốt bụng. Nhưng tôi vẫn
phải nói rằng có những lúc người ta tìm cách hăm dọa ông ấy.
Hăm dọa ông ấy sao?
Tôi không muốn nhắc đến điều này, nhưng đúng là có những người
muốn gây áp lực với ông ấy, hạn chế quyền hành và uy tín của ông ấy. Họ
không muốn có một ông vua với rất nhiều quyền hành và uy tín nhưng lại là
con người rất lịch sự.