Hợp Quốc và chủ nghĩa đa phương sẽ được thiết lập lại vẫn còn là câu hỏi
bỏ ngỏ.
Tôi nghĩ, sau 50 năm kể từ khi được thành lập
[390]
, vai trò của Liên
Hợp Quốc trong năm 2005 là không tương xứng, hoặc ít nhất thì cơ quan
này cũng đang có xu hướng thể hiện như vậy. Nhưng vẫn có những người
trong số chúng ta thực sự quan tâm đến điều đó và muốn củng cố quyền lực
cho cơ quan này trong khi vẫn có những người thoả mãn và hy vọng sẽ áp
đặt được mô hình của chính họ với thế giới. Tôi hỏi rất chân tình - Hiện
nay, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc có vai trò gì? Hầu như không - và đó là
sự thực. Đó chỉ là một diễn đàn để người ta tranh cãi mà không thể có ảnh
hưởng hay vai trò thực tế gì.
Tôi lại hỏi: Quan hệ quốc tế có thực sự tuân thủ các mục tiêu và quy
định đặt ra trong hiến chương Liên Hợp Quốc? Hoàn toàn không. Tại sao
hiện nay, khi triết lý, khoa học và nghệ thuật đạt những đỉnh cao nhất trong
lịch sử mà chúng ta vẫn nghe nói đến việc nước này tuyên bố thống trị nước
khác, tại sao chúng ta vẫn nghe nói một số nước, lẽ ra nên được đối xử như
những người bạn, thì lại bị coi là “góc tối của thế giới” hay “vành đai Euro-
Atlantic của NATO?”.
Tại sao vẫn có những nước cho rằng họ có quyền tiến hành chiến
tranh đơn phương trong khi hiến chương Liên Hợp Quốc nói rằng lực lượng
vũ trang sẽ không được sử dụng trừ trường hợp “phục vụ lợi ích chung” và
rằng để gìn giữ hoà bình thì phải sử dụng “các biện pháp có tính tập thể”?
Tại sao chúng ta không nghe nói đến việc sử dụng các biện pháp hoà bình
để giải quyết tranh cãi?
Khi hiến chương được thông qua tại Hội nghị San Francisco năm
1945, nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia được thiết lập.
Có thực sự là các nước thành viên được bình đẳng và chúng ta thực sự được
chia sẻ quyền lợi đó? Hiến chương nói rằng chúng ta có, và có thể có quyền
đó. Nhưng sự thực thô bạo lại nói rằng chúng ta không thể, và không hề có.
Tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia, điều mà
nên được coi là nền tảng trong quan hệ quốc tế hiện nay, chỉ có thể có được