khi các cường quốc hàng đầu trên thế giới này đồng ý tôn trọng quyền của
các nước khác, trong khi đó, các nước nhỏ hơn thì lại không có đủ sức
mạnh vè kinh tế và quân sự để bảo vệ quyền đó. Các nước hùng mạnh nhất
thế giới có thực sự đã sẵn sàng tôn trọng quyền của các nước khác cho dù
việc đó có thể xâm phạm đến quyền lại của họ? Tôi e rằng là không.
Ông có coi cuộc chiến I-rắc là không thể tránh khỏi?
Tháng 2 năm 2003, vài tuần trước cuộc chiến, tôi ở Malaysia tham dự
Hội nghị thượng đỉnh phong trào không liên kết, và ở Kuala Lumpur, tôi đã
nói chuyện rất lâu với các thành viên trong đoàn I-rắc và sau đó tôi nói
chuyện cả với Phó Tổng thống I-rắc Taha Yassin Ramadan. Tôi nói với họ,
“Nếu các ông thực sự có vũ khí hoá học thì nên phá huỷ tất cả đi để thúc
đẩy công việc của các thanh sát viên”. Đó là cơ hội duy nhất của họ để
tránh tai hoạ bị tấn công nghĩ rằng họ thực sự đã làm như vậy, nếu có vũ
khí. Nhưng quyết định tấn công đã được đưa ra, cho dù I-rắc không hề sở
hữu loại vũ khí đó.
Ý kiến của ông về Saddam Hussein thế nào?
(Tôi sẽ phải nói thế nào đây - một thảm hoạ. Một nhà chiến lược cẩu
thả. Tàn nhẫn với cả người dân của mình). Năm 1991 khi xâm lược Cô-oét,
Saddam Hussein đã tự đặt mình vào tình thế dẫn đến khủng hoảng. Chúng
tôi biểu quyết nhất trí nghị quyết của Liên Hợp Quốc lên án hành động xâm
lược đó. Tôi gửi cho ông ấy hai thư riêng qua phái viên
[391]
khuyên
Saddam Hussein đàm phán và rút quân khỏi Cô-oét kịp thời.
Trong lá thư đầu tiên ngày 2 tháng 8 năm 1990, tôi viết như sau: Tôi
viết những lời này trong tâm trạng rất buồn khi nghe tin quân đội của ông
tiến vào lãnh thổ Cô-oét.
Cho dù động cơ nào dẫn đến quyết định tai hại này đi nữa thì tôi thấy
mình vẫn phải bày tỏ mối lo ngại về những hậu quả nghiêm trọng mà nó có
thể mang lại với I-rắc và Cô-oét trước hết, và kế đến là những hậu quả đối
với các nước thuộc Thế giới thứ ba. Cuba, mặc dù có quan hệ thân thiện
với I-rắc, vẫn phản đối giải pháp quân sự đối với cuộc khủng hoảng giữa
hai nước I-rắc và Cô-oét.