Không lâu sau đó, vào ngày 4 tháng 9 năm 1990, để đáp lại lá thư mà
chúng tôi nhận ược từ I-rắc, tôi nhấn mạnh lại những lời mà tôi đã nói trong
thư trước và kêu gọi một giải pháp chính trị vào giai đoạn phức tạp này, và
nó có thể sẽ trở nên phức tạp, kinh khủng hơn, thậm chí để lại những hậu
quả khôn lường cho thế giới.
Vì vậy, chúng tồi nhắc lại lời kêu gọi. Trong lá thư thứ hai có đoạn tôi
viết:
Tôi quyết định gửi cho ông lá thư này và tôi kêu gọi ông nên đọc và
xem xét. Mặc dù tôi cảm thấy mình phải có trách nhiệm chia sẻ ý kiến của
tôi với ông trong bối cảnh tình hình đang căng thẳng hơn, tôi thực sự vẫn
hy vọng rằng những ý kiến của tôi vẫn có ích vào thời điểm này khi ông đưa
ra những quyết định quan trọng.
Trong thư tôi tiếp tục nói:
Theo ý kiến của tôi, chiến tranh là sẽ không thể tránh khỏi nếu I-rắc
không chấp nhận giải pháp chính trị trẽn cơ sở việc rút quân khỏi Cô-oét.
Cuộc chiến này sẽ để lại những thảm hoạ khốc liệt cho khu vực, nhất là I-
rắc cho dù nhân dãn I-rắc có dũng cảm sẵn sàng chiến đấu đến mức nào.
Mỹ đã huy động một liên minh quân sự lớn bao gồm không chỉ NATO
mà cả lực lượng A-rập và Hồi giáo, và trên phương diện chính trị, nó sẽ tạo
ra hình ảnh vô cùng xấu về I-rắc trong dư luận thế giới vì chuỗi các sự kiện
vừa qua đã gây ra phản ứng gay gắt, thậm chí là thái độ thù địch trong
Liên Hợp Quốc và hầu hết các nước trên thế giới. Có nghĩa là những điều
kiện lý tưởng đã được tạo ra cho nước Mỹ tiến hành các kế hoạch xâm lược
bá chủ. I-rắc không thể chiến thắng trong cuộc chiến này khi chính trị và
quân sự đang bất lợi cho mình. Trong bối cảnh này, một cuộc chiến sẽ chia
cắt thế giới A-rập trong rất nhiều năm; Mỹ và phương Tây sẽ hiện diện về
quân sự vĩnh viễn trong khu vực và hậu quả sẽ là vô cùng thảm khốc không
chỉ cho các nước A-rập mà cho cả Thế giới thứ b
I-rắc đang tự đặt mình vào cuộc chiến không cân sức, không có cơ sở
chính trị vững chắc và cũng không có sự ủng hộ của dư luận quốc tế, tất
nhiên là ngoại trừ thái độ thông cảm của các nưóc A-rập.