cho nổ các kho đạn, sân bay trước khi nó rơi vào tay kẻ xâm lược? Đó là
điều bí ẩn lón lao. Rõ ràng là đã có những nhà lãnh đạo phản bội Saddam
Hussein.
Tất cả các nước ngoại trừ Cuba đều rút hết các phái đoàn của mình
khỏi I-rắc trước khi cuộc chiến diễn ra - phái đoàn Cuba đã ở I-rắc bao
lâu?
Toà đại sứ của chúng tôi là cơ quan ngoại giao cuối cùng còn lại ở
Bát-đa. Ý tôi nói là cùng với phái đoàn của Va-ti-căng. Ngay cả người Nga
cũng rời đi. Chỉ đến khi quân Mỹ vào tới Bát-đa chúng tôi mới ra lệnh cho
người của mình rời đi. Chúng tôi không thể yêu cầu năm nhân viên đại sứ
của chúng tôi đứng ra bảo vệ toà đại sứ trước hai kẻ thù... Họ rất sẵn sàng
nhưng chúng tôi yêu cầu họ phải sơ tán. Chúng tôi phải ngăn chặn khả năng
toà đại sứ của chúng tôi trở thành nơi chạy tị nạn cuối cũng cho các quan
chức của chế độ Saddam Hussein. Và người Mỹ sẽ lợi dụng cớ này để gây
áp lực với chúng tôi. Như vậy chúng tôi sẽ bị đặt vào tình huống nhạy cảm.
Các nhân viên ngoại giao của chúng tôi có lối thoát an toàn và có thể rời
khỏi Bát-đa mà không gặp rắc rối gì. Các tài liệu được chuyển bởi một tổ
chức quốc tế chứ không phải là người Mỹ.
Ông thấy tình hình ở I-rắc diễn biến như thế nào?
Theo tôi, tinh thần phản kháng sẽ tiếp tục mạnh lên nếu việc chiếm
đóng I-rắc vẫn tiếp tục. Và nó sẽ bùng cháy, điều đó là không thể tránh khỏi
được. Chính vì vậy, mục tiêu đầu tiên đó là phải ngay lập tức giao quyền
kiểm soát thực sự đất nước đó cho Liên Hợp Quốc, và bắt đầu quá trình
khôi phục lại chủ quyền cho I-rấc, cũng như thành lập một chính phủ hợp
pháp theo ý chí và nguyện vọng của người dân I-rắc - nhưng phải là ý chí
và mong muốn được thể hiện thông qua các quyết định hợp pháp chứ không
phải là các cuộc bầu cử được tổ chức trong khi việc chiếm đóng quân sự
theo kiểu thuộc địa mói vẫn đang diễn ra. Và việc chia chác thô bạo nguồn
tài nguyên giàu có của I-rắc cũng phải chấm dứt ngay lập tức.
Trong “cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố”, chính quyền của
Tổng thống Bush sử dụng căn cứ Guantanamo ở Cuba làm nhà tù được