lòng, và đó cũng chính là lý do khiến Liên Xô can thiệp vào nước này vào
tháng 12 năm 1979.
Amin là kiểu người rất giống Pol Pot. Chúng tôi có cơ hội được gặp
nhau vào tháng 4 năm 1978, sau chiến thắng của cách mạng Afghanistan,
ông không thể tưởng tượng được ông ta tỏ ra thân thiện, vui vẻ đến thế nào!
Rất giống với Ieng Sary, người đã sang thăm chúng tôi sau chiến thắng của
cách mạng Campuchia.
Thực sự là tôi đã có đặc ân được biết một số nhân vật tỏ ra hoàn toàn
bình thường, hoàn toàn đúng mực, được thụ hưởng nền giáo dục phương
Tây, đã từng theo học ở châu Âu, Mỹ nhưng sau đó lại gây ra những hành
động ghê tởm, khủng khiếp. Đó là hành động của những kẻ điên rồ. Rõ ràng
là có những người mà thần kinh não của họ không hề thích ứng được với
những vấn đề phức tạp phát sinh trong tiến trình của một cuộc cách mạng.
Và họ đã gây ra những hành động điên khùng đê tiện mà tôi thấy vô cùng
kinh ngạc.
Ông có biết Đặng Tiểu Bình không?
Không, nhưng tôi mong muốn được biết ông ấy.
Lúc đầu cuộc phỏng vấn này ông có hỏi tôi nhà lãnh đạo nào đã gây
ấn tượng mạnh mẽ nhất đối với tôi, tôi đã nói là Che, một nhà lãnh đạo châu
Mỹ La-tinh, nhưng tôi quên không đề cập một nhân vật khác cũng của châu
Mỹ La-tinh, người đã gây những ấn tượng rất mạnh mẽ trong tôi ngay từ
những buổi đầu: Đó là Hugo Chavez.
Có nhà lãnh đạo nào thuộc nửa cuối thế kỷ 20 mà ông cảm thấy hối
tiếc vì không được gặp?
Tôi đã nói đến một người đó là Hồ Chí Minh, và tôi cũng muốn được
gặp cả Mao Trạch Đông. Nhưng tôi không thể thực hiện được mong muốn
đó vì những vấn đề, và những mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ Trung
Quốc . Tôi coi Mao Trạch Đông là một trong những nhà chiến lược chính
trị, nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại nhất của mọi thời đại. Tôi không thể quên
được lá thư mà Mao Trạch Đông để lại sau khi chết kêu gọi Trung Quốc và
Liên Xô gác lại đối đầu và cùng nhau hợp tác.