theo luật pháp vẫn có thể bị giam giữ vô thời hạn vì phía Cuba từ chối việc
trục xuất họ quay về hòn đảo, là hoàn toàn hợp pháp. Hầu hết những người
Cuba này đến bờ biển thuộc bang Florida của Mỹ năm 1980 trong trào lưu
thuyền nhân Mariel.
8 tháng 3 năm 2005: Trong một bài diễn văn nhân ngày Phụ nữ Quốc
tế, Fidel Castro tuyên bố Cuba sắp đạt được mục tiêu “phi bất ổn hoá nền
kinh t”, ông khẳng định, năm 2006 vấn đề thiếu hụt năng lượng sẽ được giải
quyết, diện tích nhà ở sẽ tăng gấp đôi, dự án khôi phục tuyến đường sắt
quốc gia sẽ được thực hiện, và vận tải liên tỉnh bằng các tuyến xe buýt sẽ
được cải thiện, ông cũng tuyên bố, trong một thời gian ngắn 5 triệu nồi áp
suất và nồi cơm điện của Trung Quốc sẽ được phân phát cho dân chúng.
17 tháng 3 năm 2005: Fidel Castro tuyên bố định giá lại 7% giá trị
đồng peso do nền kinh tế Cuba “đang ở giai đoạn cực thịnh”.
18 tháng 3 năm 2005: Tổ chức Ân xá Quốc tế yêu cầu Cuba thả tự
do cho 71 “tù nhân lương tâm”.
2 tháng 4 năm 2005: ở thành phố Vatican, Giáo hoàng John Paul II
qua đời.
13 tháng 4 năm 2005: Fidel Castro buộc tội Mỹ cho Luis Posada
Carriles tị nạn, tên khủng bố người Cuba này bị buộc đã làm nổ tung một
máy bay của Hãng Hàng không Cuba năm 1976 giết chết 73 người.
14 tháng 4 năm 2005: ở Geneva, trước áp lực mạnh mẽ từ phía Mỹ,
Uỷ ban Nhân quyền của Liên Hợp Quốc đã biểu quyết thông qua với tỷ lệ
sát sao lên án vấn đề nhân quyền của Cuba.
19 tháng 4 năm 2005: ở Vatican, Hồng y Joseph Ratzinger, thái thú
giáo đoàn La Mã ủng hộ thuyết niềm tin và là hiệu trưởng Trường cao đẳng
Hồng y, được bầu làm giáo hoàng và lấy tên là Benedict XVI.
21 tháng 4 năm 2005: Trong một lần xuất hiện trên truyền hình,
Fidel Castro tuyên bố, để tiết kiệm năng lượng, các loại bóng đèn chiếu
sáng nóng truyền thống sẽ không còn được bán ở Cuba. Ông yêu cầu người
dân cần “có chút kiên nhẫn” và khẳng định giai đoạn thiếu điện sẽ chấm dứt
vào giữa năm 2006.