các nước vùng Ca-ri-bê) tham gia liên minh dầu mỏ khu vực được gọi là
Petrocaribe với mục tiêu duy trì mức giá rẻ hơn và phân phối dầu mỏ hiệu
quả hơn trong khu vực.
13 tháng 7 năm 2005: Một nhóm đối lập biểu tình trên đường phố
Malecon ở Havana tưởng nhớ vụ đắm con tàu 13 de Marzo làm 41 người
đang trốn khỏi Cuba bị chết đuối vào ngày 13 tháng 7 năm 1994. Những
người biểu tình này bị lực lượng phản ứng nhanh giải tán.
22 tháng 7 năm 2005: 33 người bị bắt khi muốn tổ chức biểu tình
trước cửa sứ quán Pháp ở Havana yêu cầu thả các tù nhân chính trị. Hầu hết
những người biểu tình này được thả vài giờ sau đó.
24 tháng 7 năm 2005: ở Caracas, kênh truyền hình châu Mỹ La-tinh
Telesur ra đòi. Dự án này xuất phát từ một liên minh 5 bên giữa Venezuela,
Cuba, Ác-hen-ti-na, Uruguay và Brazil.
26 tháng 7 năm 2005: Trong các hoạt động kỷ niệm lần thứ 52 ngày
tấn công vào trại lính Moncada, Fidel Castro gọi những người nổi dậy và
chống đối chế độ là bọn “phản bội và hám lợi”, và tuyên bố Văn phòng lợi
ích Mỹ ở Havana là kẻ xúi giục chính các nhóm đối lập và rằng hoạt động
của Văn phòng này là rất “khiêu khích”.
28 tháng 7 năm 2005: Để tiết kiệm năng lượng trên hòn đảo, Cuba
áp dụng lệnh cấm nhập khẩu các loại bóng đèn điện
28 tháng 7 năm 2005: Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice bổ nhiệm
Caleb Mccarry làm Điều phối viên diễn biến thứ nhất với nhiệm vụ là “đẩy
nhanh việc chấm dứt chế độ độc tài” trên hòn đảo.
6 tháng 8 năm 2005: Ibrahim Ferrer, ca sĩ được cho là nổi tiếng bởi
Câu lạc bộ xã hội Buena Vista sau rất nhiều thập kỷ không có tiếng tăm gì,
qua đời ở Havana.
9 tháng 8 năm 2005: Toà án Liên bang địa phương của Mỹ ở Atlanta
ra lệnh buộc tội mới đối với 5 tù nhân người Cuba: Gerardo Hernandez,
Fernando Gonzalez, Ramon Labanino, Rene Gonzalez và Antonio
Geurrero) từng bị kết tội gián điệp năm 2001 với mức án giam giữ kéo dài.
Fidel Castro gọi quyết định này là “chiến thắng về mặt pháp lý” trong cuộc
chiến nhằm giải thoát cho 5 “người anh hùng của Cách mạng”.