Vào thời điểm cao trào của cuộc Chiến tranh lạnh, tháng 5 năm 1954,
Mỹ quyết định lật đổ Tổng thống Jacobo Arbenz với sự hỗ trợ của
Nicaragua và Honduras. Một loạt các sĩ quan quân đội lên nắm quyền lãnh
đạo chính phủ Guatemala từ thời điểm đó, và Ydigoras, một vị tướng, nhậm
chức năm 1958.
Theo lời kêu gọi của Mỹ, Ydigoras cho phép lực lượng lưu vong
người Cuba chống Castro được huấn luyện ở Guatemala để thực hiện vụ
xâm lược Vịnh con lợn năm 1961.
Do chiến thuật kẻ mạnh của Ydigoras, làn sóng phản đối ngày càng
gia tăng, và bản thân ông ta bị lục lượng các sĩ quan quân đội thuộc cánh
hữu lật đổ năm 1963, và lực lượng này lại đưa lên một vị Tổng thống còn
đàn áp mạnh tay hơn, đó là Enrique Peralta Azurdia, ngưòi cho phép lực
lượng tàn sát cánh tả được phép công khai hoạt động.
[8]
Marcos Perez Jimenez (1914-2001) là Tổng thống Venezuela từ
1952 -1958. Từ cuối năm 1948 đến 1952, Venezuela nằm dưới sự chỉ huy
của một bộ chỉ huy quân sự trong đó có Perez Jimenez. Năm 1950, vị Tổng
thống của nhóm lãnh đạo này bị sát hại và một thành viên khác lên nắm
quyền, Perez Jimenez đứng đằng sau điều khiển. Năm 1952, diễn ra cuộc
tổng tuyển cử, nhưng khi ứng cử viên của phe đối lập có khả năng giành
chiến thắng, nhóm lãnh đạo này cho tạm ngừng cuộc bầu cử và đưa Perez
Jimenez lên nắm quyền. Mặc dù Perez Jimenez được công nhận là đã có
những hành động tiến bộ ở Venezuela, nhưng Chính phủ của ông ta vẫn bị
coi là nhẫn tâm vì đã truy bắt và đàn áp tất cả các nhóm đối lập. Năm 1963,
sau khi bị dẫn độ vẻ từ Mỹ vì tội biển thủ 200 triệu USD trong thời gian
cầm quyền, ông ta bị buộc tội và bị cầm tù đến năm 1968. Ông ta qua đời ở
Tây Ban Nha năm 2001, ở tuổi 87.
[9]
Tính đến tháng 12 năm 2006, Vua Bhumibol Adulyadej của Thái
Lan, lên ngôi ngày 5 tháng 5 năm 2950, và Nữ hoàng Elizabeth II của
Vương quốc Anh, lên ngôi ngày 6 tháng 2 năm 2952, là những ngưòi nắm
chức vụ lâu hơn bất kỳ người đứng đầu nhà nước nào khác, bao gồm cả
Fidel Castro, nhưng cả hai người này đều không được coi là nhà lãnh đạo