hùng Cuba”. Tháng 8 năm 2005, một nhóm gồm 3 thẩm phán của Toà phúc
thẩm Atlanta xem lại bản án của Toà Miami, nhưng một năm sau như
thường lệ, họ lại lặp lại bản án đã được xử trước đó. Vào thời gian cuốn
sách này đang được viết (tháng 7 năm 2007), 5 người này vẫn bị giam trong
nhà tù liên bang của Mỹ, hai người trong số họ bị cấm gặp bố mẹ, vợ và
con. Hành động của 5 ngưòi Anh hùng này đã tạo ra làn sóng phản đối quốc
tế. (Xem thêm chương 21).
[188]
Mặc dù giành độc lập năm 1975, nhưng Angola ngay lập tức rơi
vào cuộc nội chiến kéo dài, theo đó Chính phủ của Luanda dưới sự lãnh đạo
của Agostinho Neto và Phong trào Mác-xít đại chúng giải phóng Angola
(MPLA) chống lại Liên minh dân tộc vì nền độc lập hoàn toàn cho Angola
(UNITA) được sự hậu thuẫn của Mỹ và chế độ độc tài Apartheid ở Nam
Phi. Trước sự can thiệp trực tiếp của lực lượng Nam Phi và Zaira, đã xâm
lược Angola trước đó và đe doạ sẽ xâm lược cả Luanda, Cuba tiến hành
“Chiến dịch Carlota” và tháng 11 năm 1975 cử đến đây một lực lượng rất
lớn. Cuối cùng, lực lượng của Cuba và quân đội Angola đã chặn đứng được
đội quân của Nam Phi, đẩy lùi họ và gây ra những thiệt hại lớn cho họ trong
trận chiến Cuito Cuanavale năm 1987. Xem thêm chương 15, “Cuba và
châu Phi”).
[189]
Mohamed Siad Barre (1919-1995) là Tổng thống Somali từ
năm 1969 đến 1991. Sau khi được huấn luyện cùng với quân đội Liên Xô
trong những năm 1960, ông trở thành người ủng hộ Chủ nghĩa Mác. Ông là
người theo Chủ nghĩa Dân tộc cực đoan, bất buộc dùng tiếng Somali là
ngôn ngữ trong giáo dục, ủng hộ ý tưởng “Đại Somali” kết hợp tất cả các
dân tộc ở Somali vào một nước Somali thống nhất. Để làm được điều này,
cần phải sáp nhập Djibouti, miền đất của Somali ở Kenya, và khu vực
Ogaden của Ethiopia. Do vậy, Siad Barre đã cử quân đội Somali xâm lược
Ogaden. Ngay lập tức ông ta bị Liên Xô phản đối và họ cử lực lượng đến
trợ giúp Ethiopia cùng với lực lượng người Cuba, như Castro đã chỉ ra.
Cuộc xung đột này xảy ra vào năm 1977-1978.