khai phá trồng-trọt. Chủ điền phải coi tá điền như một kẻ thân tín, mình nhờ
cậy trông nom hộ đất đai.
Ông nhắc cho công nhân, nông dân hay thợ thuyền – biết sức mạnh của
họ. Họ chỉ cần biết nói một tiếng « không » (tức là bất hợp tác) là tức khắc
phái chủ phải điều đình. Vậy người thợ có quyền làm reo cũng như người tá
điền có quyền từ chối không nộp hoa lợi.
Tuy nhiên, ông phản đối thuyết cộng sản ở chỗ thuyết này cho rằng tình
trạng đấu tranh không thể được giữ phái chủ và phái thợ. Theo ông, sự hợp
tác thân mật giữa hai phái là điều có thể thực hiện.
Năm 1943, và lần thứ hai vào năm 1945, Cam-Địa kêu gọi các nhà đại
tư-bản Ấn hưởng ứng « Chương trình kiến-thiết » của ông. Ông nói :
« Muốn thiết lập một thể chế ôn hòa, không dùng bạo lực, thì trước hết
phải lấp bằng cái hố sâu đang chia rẽ những nhà triệu phú và hàng triệu
đồng bào cùng khốn của họ. Trong một xứ Ấn-Độ tự-do, mà người nghèo
cùng được hưởng đầy đủ quyền lợi, bình đẳng với người giàu, không thế nào
còn để tồn tại cái quang cảnh trái ngược giữa các tòa lâu đài ở Tân-Đề-Ly
và những túp lều lụp xụp của đám bình dân. Nếu các bạn không tự ý đem
của cải thừa thãi của mình mà san sẻ cho đồng bào đói rách, thì một ngày
kia bạn cũng mất không của cải đó trong một cuộc cách mạng đẫm máu mà
thôi ! »
Tuy nhiên, lời kêu gọi của ông hoàn toàn vô hiệu lực.
Vậy nếu không làm cách nào chia được của cải của người giàu cho
người nghèo, thì ông tìm cách san sẻ bớt những quyền hành người giàu nhờ
của cải mà có, cho người nghèo vậy.
Ông muốn truất độc quyền kinh tế ở tay người giàu, song không muốn
trao quyền đó cho Chính-phủ. Ông hy vọng rằng các nhà máy sản-xuất hóa-
phẩm cần thiết sẽ thuộc quyền tư-hữu của các làng. Và nhiệm vụ của chính-
quyền là kiểm-soát và quân phân cho công bình những hóa-phẩm chế ra.
Có người hỏi ông : « Trong nước Ấn tự-do tương lai, ông sẽ quan-niệm
thì chương-trình cải-thiện đời sống của nông dân ra sao ? »