Ông trả lời : « Dân quê sẽ chiếm lấy đất cát. Vì đất là của họ ».
Lại hỏi : « Những các địa chủ có quyền đòi một sự đến bồi nào
không ? »
Ông trả lời : « Không ! Vì Chính-phủ làm gì có tiền mà đền cho họ.
Còn dân quê thì lẽ dĩ nhiên là không có gì rồi ».
Cam-Địa không cho rằng người ta chỉ sung-sướng khi nào thỏa-mãn
được hết thẩy những nhu cầu phức-tạp mà đời sống văn-minh gây ra cho
loài người đâu. Ông không công nhận sự tự-do kiếm lời. Trong số Haryien
ngày 9 tháng 10 năm 1937, ông viết :
« Một nền kinh-tế chỉ dạy người ta thi nhau kiếm lời là một khoa học
sai lầm và tai hại vô ngần. Vì lẽ này tất nhiên phải làm giàu trên sự thua
thiệt của kẻ kém vế trên trường kinh-tế ».
Ông cảnh cáo những người sống cuộc đời vật chất quá đầy đủ với
những tủ lạnh, ô tô, nhà lầu… :
« Đế-quốc La-mã ngày xưa đã bắt đầu suy bại về tinh thần, sau khi
thừa thãi ê chề của cải vật chất ».
Ông quan-niệm một nước hoàn toàn tự-do như là một quốc-gia trong
đó người dân được hưởng đầy đủ nền tự-do tinh-thần cũng như tự-do cá-
nhân. Ông cho là nước nào mà dân chúng ngu muội bị kẻ cầm quyền chăn
dẫn, như đàn cừu theo cái gậy của người chăn chiên, thì nước đó chẳng có
chi là dân chủ. Tuy nhiên, nếu được hưởng quyền lợi thì người dân cũng
phải có bổn phận : đó là sự tuân theo kỷ-luật. Lẽ dĩ nhiên, đó là cái kỷ-luật
tự buộc mình phải tuân theo lẽ phải, lương tâm, chứ không phải là nhà cầm
quyền bắt sao nghe vậy. Ông khuyên mọi người chúng ta phải nên thận
trọng, vì nếu tự mình không ghép được mình vào kỷ luật, thì nhà cầm quyền
sẽ bắt buộc mình phải theo, như thế còn gì là nền dân chủ nữa ?
Nhưng dân chủ đối với ông còn có một nghĩa nữa. Dân chủ, đúng nghĩa
ra, là ý muốn của số đông. Nhưng nếu đa số quyết định không phải đạo, thì
người dân tự-do có quyền nghe theo tiếng nói của lương tâm mình mà không
tuân lệnh.