Naokhali, ông đuổi hết mọi tả hữu sang ở làng bên cạnh. Ông muốn một
mình tiếp xúc với những người Hồi hung hãn. Trong cuộc hành trình ở
Naokhali, ông mang gót cả thẩy tới 49 làng, mỗi nơi ông ở 2, 3 hôm, nói
chuyện thân mật cùng các người Hồi, cầu kinh cùng với họ rồi lại chân đất
lên đường đi sang làng khác. Nhiều khi họ rắc gai góc mảnh chai trên đường
ông đi, ông cứ mặc, chân đất rẫm lên mà đi. Ông coi sự đau đớn xác thịt
không thấm gì khi linh hồn ông đang chín đầy cả một bầu trời yêu thương
đối với những kẻ mà ông không trách móc gì, bởi ông biết họ đã bị các lãnh-
tụ chính-trị bất lương xô đẩy vào con đường lầm lạc.
Cam-Địa cùng các đồ-đệ gặp những khó khăn ghê gớm trên con đường
cảm hóa của người Hồi. Thoạt tiên, họ quý mến ông, đến rất đông nghe ông
khuyên dạy và đọc kinh. Song những kẻ cầm đầu họ thấy thế liền công-kích
Cam-Địa là xâm phạm đến lòng tín-ngưỡng của dân họ. Song đâu phải ? Vì
nếu đang buổi họp mà đến giờ cầu nguyện của người Hồi thì ông lại tạm
nghỉ mà giục giã họ quay ra phía đền mà cầu nguyện.
Cứ thế mà chân dẫm đất, tay ôm khung cửi, ông đi lang thang hết làng
nọ đến xóm kia. Các báo thuật rằng ông làm việc tới 20 giờ mỗi ngày, và
như thế hàng 6, 7 ngày liền. Không lúc nào ông được nghỉ, vì hễ hết đoạn
đường mệt nhọc, tới một nơi có dân cư nào, thì người ta lại tụ họp đông đảo
quanh ông để hỏi han, chất vấn hay là nhờ ông giải hộ những nỗi khó khăn.
Đây là vài câu đối thoại ghi chép được ở ở dọc đường.
Có người hỏi : « Theo ý ông, nguyên do những cuộc chém giết giữa
người Ấn và người Hồi là bởi đâu ? »
Ông đáp : « Bởi sự ngu dốt của đôi bên ».
Lại hỏi : « Một phụ nữ bị hiếp lại phải có thái-độ thế nào ? Có bắt
buộc phải tự vẫn không ? »
Ông đáp : « Chịu đựng để không đi đến mục-đích gì không phải là
quan-niệm của tôi. Phải tự vẫn để vẹn toàn danh tiết ».
Lại một nơi khác, có một sinh-viên hỏi ông : « Có phải Thiên-chúa-
Giáo và Hồi-giáo là những đạo tiến hóa mà Ấn-Độ giáo là đạo thoái hóa