Vậy ngày 12-8-1946, Wavel ủy cho Nehru lập chính phủ. Ông tìm gặp
Yinnah và đưa ra một số ghế mới tham dự. Yinnah từ chối. Nehru liền lập
một chính phủ gồm 6 đảng viên Quốc Hội trong đó có một người Tiện dân,
và 6 nhân viên khác : 1 người Công giáo, 1 người Sikh, 1 người Parsi và 2
người Hồi không có chân trong Liên Đoàn Hồi Giáo.
Vinnah liền phát động phong-trào đả kích. Ngày 2 tháng 9, Nehru thành
Thủ-Tướng đầu tiên của Ấn. Trong khi ấy Cam-Địa hàng ngày vẫn ở cùng
người tiện dân. Ông viết cho Nehru một bức thư giãi bầy bổn phận của
người cầm quyền. Ông nhấn mạnh mãi vào chỗ người Hồi là anh em của
chúng ta. Họ đánh ta thì ta chịu, họ sẽ hồi tâm mà yêu ta, chứ đừng nên dùng
bạo lực mà trả lời bạo lực.
Nhưng Yinnah lại khiêu khích nữa : ông lấy ngày 9 tháng 9 – ngày tấn
phong chính phủ mới – làm ngày quốc táng. Dân Hồi treo cờ đen. Và hôm
sau, tại Bombay, rồi lan đến xứ Pundjab, xứ Bengale, xứ Bihar. Liên đoàn
Hồi giáo tuyên bố tẩy chay Quốc hội lập hiến.
Sau Wavel dàn xếp mãi Yinnah mới chịu dự vào chính phủ mới, Ông
cử vào chính phủ 4 người Hồi trong Liên Đoàn, và 1 người Tiện dân đối lập
Cam-Địa. Nhưng không vì thế mà cuộc tranh chấp chấm dứt. Các bộ trưởng
Hồi lớn tiếng tố cáo chính phủ Nehru không có tính cách liên hiệp Ấn Hồi.
Thế là sự chia rẽ xuất hiện trong cơ quan hành chính tối cao đầu tiên nước
Ấn.
Mỗi ngày Cam-Địa lại hô hào sự kết hợp giữa 2 đoàn thể Ấn Hồi. Ông
nói :
« Có kẻ thấy người Ấn trả thù được cho những đồng bào bị giết thì lấy
làm sung sướng. Tôi xin nói rằng tôi còn sung sướng hơn nếu thấy người Ấn
biết để cho người Hồi giết chết mà không tìm cách báo thù ».
Bấy giờ, lại các làng xóm xa xôi miền Noakhal, và miền Tipper xứ
Bengale, người Hồi luôn luôn giết hại người Ấn một cách dã man. Cam-Địa
liền đích thân đến để giàn xếp. Ông lấy làm buồn rầu vô cùng khi đi qua