« Nếu chúng ta đối xử với người Anh một cách công-bằng và hợp lý, thì
ngày giải-phóng nước Ấn chúng ta càng sớm đến. Trái lại, nếu ta coi họ như
thù-nghịch, thì ngày đó chưa biết bao giờ ».
Cam-Địa lại viết :
« Một số người Anh cho rằng họ đã chinh phục được nước Ấn làm
thuộc địa, và họ có quyền dùng võ lực bảo vệ quyền lợi của họ trên đất Ấn.
Nói như thế là sai. Không thể dùng võ lực mà giữ được đất Ấn trong quyền
sở-hữu của mình. Ai giữ đất Ấn trong tay người Anh ? Chính là chúng ta
vậy. Chúng ta thích những sự tiện lợi của nền văn-minh máy móc người Anh
đem đến. Chúng ta ham lợi mà buôn bán với họ. Chúng ta tranh dành cãi cọ
nhau, khiến họ có thể lợi dụng được tình trạng chia rẽ ấy. Cái gì đã giữ
nước Ấn trong vòng nô-lệ ngoại bang ? Đó là tính uỷ-mị của các bạn không
thể thoát ly được những quyến rũ của nền văn-minh hiện tại ».
Cũng có nhiều người không đồng ý với Cam-Địa về sự tai hại nền văn-
minh máy móc. Trong cuốn Hind Swarai có mấy đoạn kể lại những cuộc
tranh luận giữa họ và Cam-Địa. Thí dụ năm 1924 có người hỏi phải chăng
Cam-Địa kết án tất cả mọi máy móc không phân biệt ? Ông trả lời :
« Không khi nào ! Vì chính ngay thân thể của chúng ta chẳng là một
thứ máy móc với những bộ phận tinh vi đó sao ? Cái guồng quay tơ cũng là
một cái máy tinh xảo. Tôi không bao giờ phản đối máy móc. Tôi chỉ phản
đối cách người ta sử dụng máy móc bây giờ mà thôi. Chẳng hạn, bây giờ
nhiều máy móc chỉ có công dụng là làm lợi khí giúp cho một số ít tư bản làm
giầu trên lưng hàng triệu đồng bào khốn khổ của họ mà thôi. Ngoài trường
hợp đó, thiếu gì máy móc có ích lợi cho ta. Nhưng mà muốn làm được
những chiếc máy nhỏ đó, cần phải có những nhà máy lớn. Lẽ dĩ nhiên tôi rất
thích những nhà máy đó, vì nó làm ra những đồ vật có ích ».
Xem như thế thì rõ Cam-Địa không phải là kẻ thù của toàn thể các máy
móc. Ông chỉ nhắc ta hãy nên thận trọng đừng quá tin tưởng ở những sự kỳ
diệu của khoa học, kẻo lợi thì ít mà hại thì nhiều, rồi ra có ngày lại như kẻ
tập làm phù-thuỷ, làm xổng những sức mạnh tàn phá vô hình, mà chính tay